5 cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau không bị mùi hôi

5 cách ủ rác nhà bếp trồng rau không bị mùi hôi trong thùng

Cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau hiệu quả sẽ giúp bà con có thêm một nguồn phân bón hữu cơ dồi dào chất dinh dưỡng. Rác thải nhà bếp là phế thải không thể thiếu trong nhiều gia đình. Lượng rác thải nhà bếp từ gia đình có khối lượng lớn. Các rác thải này chủ yếu thường là rác hữu cơ. Nếu biết cách xử lý đúng, bà con sẽ có được một nguồn phân bón tuyệt vời cho cây trồng.

Cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau theo điều kiện sống của gia đình

Có  nhiều cách để ủ rác nhà bếp, bạn có thể có những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào không gian sống của gia đình mình. Nếu gia đình bạn sống ở trong nước thì sẽ khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn lượng rác thải nhà bếp cùng đất. Hoặc tất cả những gì bạn phải làm là đào xung quanh gốc cây, che phủ nó và bạn sẽ có phân bón hữu cơ cho cây ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu bà con sinh sống tại khu đô thị có diện tích nhỏ hẹp mà sân vườn lại không được rộng thì sẽ là vấn đề khá nan giải. Việc ủ phân hữu hiệu hơn mà không tạo nên mùi hôi hoặc thối rữa là điều cần được quan tâm.

Có sự khác biệt giữa việc ủ phân trộn để làm phân bón cho đất và phân bón nước. Tùy thuộc nhu cầu sử dụng mà có những phương pháp ủ và chọn lựa nguyên liệu ủ không giống nhau.

Dưới đây là top 5 cách ủ rác nhà bếp trồng rau xanh mà bà con dễ dàng sử dụng để bắt đầu giải quyết rác thải nhà bếp mà bà con đang thải ra mỗi ngày.

Cách ủ rác nhà bếp trồng rau với thùng xốp

*Khi ủ rác cần lấy phân bón dạng đất

Bà con chuẩn bị nguyên liệu chuẩn bị ủ rác thải nhà bếp

• Bà con đầu tư một vài hộp xốp còn nguyên. Thùng xốp không quá cũ kỹ và phải có nắp đậy.

• Rác thải hữu cơ từ nhà bếp thường là: bã cà phê, rau, củ, quả, giấy báo,… hạn chế cho cá, tôm vào thùng ủ rác… Vì loại nguyên liệu này sẽ tạo ra mùi hôi thối rất khó chịu. Bạn nên cắt những nguyên liệu ủ phân hữu cơ này thành từng miếng nhỏ, phơi cho ráo nước sẽ  hiệu quả hơn.

• Một vài vật dụng khác: men vi sinh, găng tay, dao, kéo,  hay dịch trùn quế...Từng bước thực hiện ủ rác nhà bếp trồng rau bằng thùng xốp

• Đầu tiên, bà con cho một lớp đất thịt, đất cũ vào chậu, đất vườn xuống đáy thùng xốp. Điều này hỗ trợ sàng lọc lượng nước ra khỏi thùng rác, chảy qua các lớp mùn.

• Rác sinh hoạt nhà bếp vừa được bà con chuẩn bị sẽ được trải đều. Người thực hiện nên trộn các loại với nhau. Bà con xếp xen kẽ 1 lớp đất rồi đến 1 lớp rác thải nhà bếp, rắc vào một số chế phẩm sinh học phù hợp. Tiếp theo, cho nguyên liệu ủ đến hơn 2/3 thùng xốp

• Sau cùng, bà con nên đậy kín nắp lại, phải chú ý đậy kỹ. Điều này  sẽ ức chế  nhiều công trùng như: ruồi, nhặng…có cơ hội tấn công và đẻ ra ấu trùng và gây hư hỏng.

• Mùa khô loại này rác nhà bếp cần 20 - 24 ngày mới phân hủy hết, rác thành mùn, lớp đất trộn lẫn, mùi hôi dần tan mất. Bà con có thể trồng cây bằng loại đất này.

 

Rác thải được ủ trong thùng xốp

Rác thải được ủ trong thùng xốp

Cách ủ rác nhà bếp trồng rau dễ dàng bằng thùng hỗ tự đóng

*Khi ủ rác cần lấy phân bón dạng đất

Bà con bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu ủ rác thải nhà bếp

• Khi ủ rác thải nhà bếp trồng rau bằng phương pháp này, bà con có thể tự đóng những thùng gỗ được từ các phần gỗ còn sót lại của ngôi nhà hoặc mua gỗ dư tại xưởng mộc hoặc cũng có thể lắp ráp bằng những phần gỗ hư hỏng trong nhà. Thùng gỗ được đóng sẽ có độ cao của thành thùng tùy theo lượng rác trong nhà của bạn.

• Nguyên liệu được dùng ủ phân bón hữu cơ chính là các loại rác: trái cây, thức ăn dư thừa, rau củ, túi trà, rong biển, giấy báo…

• Bà con cần chủ bị thêm một vài phụ kiện khác:  chế phẩm sinh học, găng tay, dao, kéo, hay dịch trùn quế…

• Đất vườn dùng trồng trọt, phân bón các loại...

Quy trình ủ rác thải nhà bếp trong thùng gỗ

• Phương pháp này áp dụng đối với những căn nhà có diện tích sân vườn khá rộng, các thùng gỗ sẽ được đặt cố định trong vườn

• Bà con hãy khuấy trộn thật đều đất cùng phân bón, dung dịch trùn quế, chế phẩm hữu cơ trên nền đất trống ngoài vườn

• Lúc này, bà con sẽ đặt vài chiếc lá cây, cành cây và rơm vào thùng gỗ. Điều này sẽ đẩy cho nước thoát ra ngoài cũng như làm thoáng khí cho quá trình ủ phân hữu cơ.

• Trộn thêm một lượng phế liệu nhà bếp vào hỗn hợp những loại ướt và khô. Trộn một ít củi mục, tro, trấu, lá cây trong giai đoạn ủ phân. Khi rải nguyên liệu phải có sự đồng nhất, không gây vón cục cản trở quá trình phân hủy.

• Thêm hỗn hợp phân chuồng, trùn quế, đất và các sản phẩm hữu cơ trước đó đã chuẩn bị. Các giống này chứa một nguồn nitơ lớn, cho phép chúng kích hoạt các sinh vật có ích và đẩy thúc đẩy nhanh chóng quá trình ủ phân

• Trong suốt thời gian ủ, thỉnh thoảng giữ hỗn hợp ẩm và tưới nước • Đậy kín hộp gỗ, trợ giúp sinh nhiệt cho sự phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra để phòng ngừa tình huống mưa gây ứ đọng thùng ủ

• Bạn cần đảo trộn hỗn hợp trong thùng ủ bằng xẻng hoặc thìa mỗi tuần một lần. Điều này giúp nó có thêm sự thông khí và cung cấp oxy cho nhiều hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật

• Bà con cũng sẽ có được nguồn chất thải mới mẻ trong nhà bếp của bạn hàng ngày, nhưng hãy nhớ trộn chúng lên thật đều.

Chú ý

Khi bà con cần có nguồn phân bón hữu cơ có độ mịn tốt thì bà con trộn đều như trên. Còn nếu không cần thiết dùng phân mịn thì bà con không phải trộn hỗn hợp. Người thực hiện sẽ thu được loại phân dồi dào chất thô, gây thêm độ xốp cho đất.

 

Tận dụng thùng gỗ tự đóng để ủ rác thải

Tận dụng thùng gỗ tự đóng để ủ rác thải

Xem thêm về phân bón hữu cơ:

Cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau bằng xô nhựa

*Ủ rác thải nhà bếp rồi lấy phân bón dạng nước

Chuẩn bị trước khi tiến hành ủ rác thải nhà bếp

• Thùng rác, thùng sơn, xô nhựa…

• Lượng rác thải nhà bếp. Điển hình như: báo, giấy, rau vụn, vỏ trái cây…

• Để làm dổi dào thêm dưỡng chất cho đất, bà con có thể trộn thêm đậu sữa, sữa chua, nha đam,  men bia, chuối…

• Chế phẩm sinh học / men vi sinh cũng cần phải trộn thêm vào hỗ hợp ủ rác thải. Tuy nhiên, bà con nên đặt mua chế phẩm sinh học loại này tại các cơ sở uy tín hoặc các cửa hàng bán nguyên liệu thực vật

• Những phụ kiện hỗ trợ cho ủ rác thải khác

Quy trình từng bước ủ rác thải nhà bếp trong xô nhựa

• Rác thải có trong nhà bếp đều  được nghiền nhỏ tất cả các loại, không nhất thiết phải mịn lắm. Khi bà con đã sử dụng hết lượng nước thải chảy ra thì nên dùng phần xác dư lại để trộn cùng đất trồng để xây dựng độ tơi xốp.

• Cho tất cả rác đã cắt nhỏ vào thùng và rắc 2 - 3 muỗng men sinh học. Bạn có thể dùng sữa chua thay thế hoặc chế phẩm hữu cơ khác để hỗ trợ cho phản ứng phân hủy chất độn chuồng.

• Đậy nắp kĩ, tránh hiện tượng tạo môi trường cho ruồi nhặng, côn trùng phát triển. Vì ngoài việc tạo môi trường kín còn tránh ánh sáng trực tiếp để vi sinh vật hữu ích sinh trưởng. Mỗi ngày, bà con nên dùng cây gâỵ dài để đảo trộn một lần. Sau đó, đóng xô ủ lại ngay lập tức.

• Sau thời gian từ 3 - 4 ngày, hãy mở nó ra để kiểm tra. Lúc này, rác đã phân hủy một phần và dễ chuyển đổi màu đen. Rác thải nhà bếp đã lên men, bốc mùi chua nhẹ, ít hôi thối là mọi thứ đều ổn.

• Từ 2 - 3 tuần sau, bà con xả hết nước vào chai nhựa. Khi tưới cây nên pha theo tỷ lệ 10 lit nước pha chung cùng 100ml nước thải.

 

Xô nhựa được thiết kế tiện lợi cho việc ủ rác

Xô nhựa được thiết kế tiện lợi cho việc ủ rác

Cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau bằng thùng nhựa

*Sau khi ủ cần lấy phân bón ở dạng lỏng để tưới cho cây

Chuẩn bị dụng cụ khi ủ rác thải nhà bếp thành phân bón

• Bà con có thể chọn dùng thùng ủ phân bón là thùng xốp hoặc thùng nhựa được thiết kế vòi tự chế. Thông qua cách bà con tự mua vòi hoặc sử dụng vòi kết nối vào thân thùng ủ.

• Tất cả các loại rác nhà bếp: phân bón hữu cơ dùng trông cây thường sẽ không kén chọn rác thải. Do đó, bạn có thể chọn dùng hầu như nhiều loại rác thải có trong nhà hay ngoài vườn… nhưng rác thải nhựa và các vật liệu khó phân hủy thì không thể sử dụng được trong tình huống này.

• Phụ liệu và men vi sinh Emic chuyên dụng ủ rác thải.

Quá trình ủ rác thải nhà bếp thành phân bón tại nhà

• Mua men vi sinh EM của chephamsinhhocbio, pha 300ml men  với 10lit nước. Bà con sẽ không cần thiết phải bổ sung thêm men vi sinh nữa. Bời vì lượng men đã cho vào trước đó sẽ sinh ra trong giai đoạn ủ. Nhớ tưới thêm nước để tránh bị tràn. Có tưới cây trong vườn.

• Lặp lại quy trình này vài lần. Sau đó, vệ sinh thùng sạch sẽ và bắt đầu lại

• Nước bón làm  từ rác thải từ nhà bếp này có thể dùng tưới mỗi ngày cho rau, cây giống, hoa, cây cảnh…

• Trong suốt quy trình ủ, bà con có thể cho thêm vỏ quả thơm như như cam, bưởi…để giảm thiểu mùi hôi của rác thải nhà bếp.

 

Ủ rác phối hợp cùng men vi sinh sẽ hiệu quả nhanh hơn

Ủ rác phối hợp cùng men vi sinh sẽ hiệu quả nhanh hơn

Men vi sinh EM ủ rác nhà bếp trồng rau tại TPHCM

Cách ủ rác nhà bếp trồng rau sẽ được áp dụng thành công khi bà con dùng thêm men vi sinh EM. Những chế phẩm sinh học này thúc đẩy quá trình phân hủy, lên men của rác thải nhà bếp nhanh hơn nhiều so với thông thường. Bà con đặt mua men vi sinh EM dùng ủ rác hữu cơ của Công ty Thiên Thảo Hân vui lòng liên hệ ngay Hotline 0965.037.045 của chúng tôi nhé!

Các loại chế phẩm sinh học men vi sinh ủ hiệu quả sử dụng:

SẢN PHẨM XUẤT XỨ QUY CÁCH LINK SP
Nấm Trichoderma Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Men xử lý nước thải EMIC Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Men vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam can 20 lít Chi tiết
Men vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Men xử lý rác Emic (Em gốc) Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam can 5 lít Chi tiết
Đạm cá cô đặc BIO Việt Nam chai 1 lít/can 5 lít Chi tiết
Mật rỉ đường  Việt Nam can 40kg Chi tiết
Chia sẻ:
Copyright © 2021 chephamsinhhocBio | DMCA.com Protection Status
Zalo
Hotline tư vấn: 0963.548.881