Trị rệp sáp bằng nước rửa chén được nhiều bà con áp dụng cho vườn cây của mình. Tuy nhiên, phương pháp này có thật sự hiệu quả không? Cách trị rệp sáp bằng nước rửa chén như thế nào thì có hiệu quả tốt nhất? Mời bà con đón đọc bài viết sau của chephamsinhhocbio nhé!
Bệnh rệp sáp là gì?
Rệp sáp hay còn được biết đến dưới cái tên khoa học Planococcus citri, là một loài côn trùng ký sinh và gây hại trên đa dạng các loại cây trồng. Đặc biệt là những loại quả như cam, quýt, cà phê, bưởi và điều (loại cây có múi). Ngoài ra, chúng cũng gây thiệt hại đáng kể cho khoảng 70 loại cây trồng khác, gây ra những tổn thất nặng nề trong ngành nông nghiệp.
Rệp có hình dạng bầu dục, không có cánh, với chiều dài khoảng 4mm và nhiều sợi sáp ngắn màu trắng phủ trên cơ thể. Rệp đực có dáng thon, có cánh, dài khoảng 3mm, đôi mắt đen lớn, chân và râu mang lông ngắn.
Thời gian sống của một con cái thường là khoảng 115 ngày. Trong khi con đực chỉ kéo dài khoảng 27 ngày. Do đó, rệp sáp cái sinh sản với tốc độ nhanh chóng. Mỗi lần đẻ có thể tạo ra từ 200 đến 250 con. Thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng nhất cho sự sinh sôi và phát triển của loài này, với tỷ lệ nở trứng vào mùa hè có thể lên đến 91%. Với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của loài rệp này.
Rệp sáp hay còn được biết đến dưới cái tên khoa học Planococcus citri
Cách nhận biết rệp sáp trên cây trồng
Để nhận biết và trị rệp trắng trên cây sớm, bà con cần lưu ý các điều sau:
Trên thân và lá của cây trồng, sẽ xuất hiện những đốm đỏ nhỏ, có màu trắng giống như nấm mốc. Dù ban đầu chúng có vẻ đứng yên, nhưng nếu quan sát kỹ, bà con có thể nhìn thấy chúng di chuyển. Loài côn trùng này không chỉ có màu trắng, mà còn có thể có nhiều màu khác như đen, đỏ, hồng hoặc kem. Đặc biệt khi chúng đang ở giai đoạn sinh trưởng.
Nếu bà con thấy các đốm trắng có lông tơ trên cây trồng, có khả năng là cây đã bị rệp tấn công và cần phải trị rệp trắng.
Khi bắt đầu tấn công, bà con có thể thấy những con rệp trắng hoặc nâu xuất hiện trên ngọn cây, khiến lá bị xoăn lại.
Bà con cũng nên kiểm tra mặt dưới lá hoặc nách lá để xem có sự xuất hiện của rệp hay không.
Theo các chuyên gia, loại côn trùng này thường gây hại nghiêm trọng nhất cho cây trồng vào mùa khô và đầu mùa mưa. Chúng có thể gây thiệt hại từ giai đoạn mọc lá đến khi cây ra hoa. Thậm chí cho đến khi bà con thu hoạch.
Rệp sáp tấn công trên thân, lá của cây trồng
Hai giai đoạn thường thấy của rệp sáp
- Giai đoạn ký sinh:
Trong giai đoạn này, rệp sáp thường xuất hiện tại gốc cây, các khe và rãnh rễ ở phần dưới mặt đất, trước khi di chuyển lên phía trên. Dấu hiệu dễ nhận biết là cây từ màu xanh sang màu vàng.
- Giai đoạn sinh trưởng:
Ở giai đoạn này, rệp sáp thường xuất hiện tại cuống hoa. Khi hoa nở, chúng bắt đầu hút nhựa cây, làm cây không đủ sức nuôi quả hoặc phát triển yếu ớt.
Liệu nước rửa chén có phải cách trị rệp cây không?
Nước rửa chén giống như nhiều loại xà phòng khác không gây hại cho con người. Nhưng lại là kẻ thù của nhiều loại côn trùng.
Bằng cách phun nước rửa chén lên cây bị rệp tấn công, sau đó để nước rửa chén khô tạo ra lớp màng bọc quanh rệp sáp. Điều này cản trở hô hấp của chúng, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Vì vậy, nước rửa chén được xem là cách chữa rệp cho cây với hiệu quả cao.
Nước rửa chén là kẻ thù của nhiều loại côn trùng
Cách trị rệp sáp bằng nước rửa chén hiệu quả
Mặc dù cách trị rệp trắng trên cây này có vẻ đơn giản, nhưng để có được kết quả tốt nhất khi tiến hành trị rệp cho cây bằng nước rửa chén, bà con tiến hành như sau:
Chuẩn bị trị rệp sáp
Các vật dụng cần trị rệp sáp bao gồm: nước rửa chén, nước, dầu ăn và bình xịt phun sương.
Liều pha hỗn hợp của cách diệt rệp sáp bằng nước rửa chén: 10ml nước rửa chén + 1,5 lít nước. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm rệp trắng trên cây mà bà con điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Chuẩn bị trước khi pha chế dung dịch trị rệp sáp
Thực hiện cách trị rệp trắng
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị với nhau cho đến khi hòa tan hoàn toàn, tạo thành hỗn hợp trị rệp sáp.
- Đổ hỗn hợp đã pha vào bình xịt và phun trực tiếp lên các bộ phận cần trị rệp sáp trên cây. Để đảm bảo hiệu quả tối đa và tránh cho rệp trốn thoát, bà con cần phun diện rộng với khoảng cách xịt khoảng 60cm.
- Rệp sẽ không chết ngay sau cách trị rệp sáp. Vì vậy, sau khi phun, bà con nên rửa cây bằng nước sạch ít nhất vài tiếng.
- Để trị rệp sáp tận gốc, bà con nên phun dung dịch nước rửa chén lên cây 3 ngày/lần. Nếu rệp vẫn tồn tại và gây hại mạnh, bà con có thể tăng liều lượng nước rửa chén lên và tăng tần suất phun để đạt hiệu quả trị rệp sáp.
Cách trị rệp trắng hiệu quả bằng nước rửa chén
Những lưu ý khi trị rệp sáp
Nếu vùng bị rệp tấn công lớn, bà con có thể sử dụng nước để rửa sạch phần dư của dung dịch nước rửa chén trên lá, nhằm ngăn chặn tình trạng lá cây bị vàng và loại bỏ hoàn toàn xác rệp còn dính trên cây.
Để trị rệp sáp hoàn toàn khỏi vườn, bà con nên thực hiện cách trị rệp trên cây này đều đặn 2 - 3 ngày/lần cho đến khi không còn rệp nữa.
Sau khi thực hiện các bước trị rệp sáp theo hướng dẫn, bà con có thể áp dụng ngay cho khu vườn của mình.
Tuy nhiên, cách diệt rệp cây này chỉ phù hợp để xử lý vườn bị rệp có diện tích nhỏ và dùng để trị rệp sáp trên thân, lá.
Đối với vườn lớn và bị nhiễm rệp sáp nặng, nông dân nên sử dụng các loại thuốc diệt rệp sáp chuyên biệt, có thể là chế phẩm sinh học chuyên trị rệp sáp.
Chế phẩm sinh học chuyên dụng cho rệp sáp
Mẹo trị rệp sáp cho cây hiệu quả
Thuốc trị rệp sáp hiệu quả, an toàn cho sức khỏe cây trồng và người dùng được ưa chuộng nhất hiện nay là chế phẩm sinh học Bio B. Với khả năng diệt trừ bọ sáp tuyệt vời, sản phẩm Bio B được bà con tin dùng trong nhiều năm qua. Là chế phẩm sinh học, Bio B trị rệp sáp bằng cách tấn công và ức chế rệp sáp từ bên trong, gây tê liệt khiến chúng không còn khả năng phá hoại cây trồng.
Bà con có nhu cầu sử dụng Bio B để trị rệp sáp cho vườn cây của mình? Công ty TNHH Thiên Thảo Hân luôn sẵn sàng để hỗ trợ bà con ngay qua Hotline 0965.037.045
Bà con đừng ngại gọi cho chúng tôi để đặt hàng ngay nhé!
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN GÀ HỮU CƠ NHẬT BẢN: NHỮNG LOẠI CÂY PHÙ HỢP VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ (03.08.2024)
- Top 5 loại thuốc đặc trị bọ trĩ trên dưa hấu hiệu quả (06.07.2024)
- Cách trị sâu vẽ bùa cho cây trồng hiệu quả (06.07.2024)
- Top 5 loại thuốc đặc trị sâu cuốn lá hiệu quả nhất (06.07.2024)
- 5 loại thuốc trị sùng đất hiệu quả nhất hiện nay (06.07.2024)
- Top 5 loại thuốc trị nhện đỏ hoa hồng hiệu quả (06.07.2024)
- Thuốc trị nhện đỏ cho mai vàng và cách diệt trừ hiệu quả (22.06.2024)
- Thuốc trị nhện đỏ trên cây sầu riêng và cách điều trị hiệu quả (19.06.2024)