Diệt ký sinh trùng trong ao tôm là câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm. Sự phát triển của các loại ký sinh trong chuồng nuôi tôm do môi trường ngày càng ô nhiễm, mật độ nuôi dày khiến cho vấn đề chậm lớn, năng suất thấp. Vậy làm thế nào để xử lý sạch sẽ, an toàn để trái tái nhiễm, từ đó giúp tôm lớn khỏe mạnh, đem đến năng suất cao? Bài viết hôm nay sẽ giúp cho tất cả bà con đang “đau đầu” về vấn đề ký sinh trùng gây hại dễ dàng có câu trả lời.
Nguyên nhân ký sinh trùng trên tôm nuôi phát triển
Nguyên nhân cấp thiết cần diệt ký sinh trùng trong ao tôm khởi phát do các mô hình nuôi thủy sản dạng công nghệ cao ngày càng có quy mô lớn. Điều này dẫn đến việc quản lý môi trường nước trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn rất nhiều. Tình trạng môi trường ô nhiễm dẫn đến nhiều mầm bệnh triển mạnh, nhất là các loài ký sinh trùng ở tôm nuôi.
Điều cấp thiết cần đặt ra là diệt ký sinh trùng trong ao tôm như thế nào an toàn. Bởi lẽ, việc loại loại bỏ triệt để và tránh tái nhiễm ở tôm hiện khá phức tạp, chưa có biện pháp thật sự hữu hiệu.
Tôm nuôi bị ký sinh tấn công mạnh mẽ do môi trường chủ yếu do các sinh vật gây hại như:
-
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP): Trùng này gây bệnh do nhiễm ở tế bào biểu mô của ông gan tụy tôm nuôi. Tốc độ phát triển của chúng rất nhanh, mặc dù tôm không chết nhưng chậm lớn, tôm yếu khiến cho các vibrio tấn công gây ra các bệnh khác như phân trắng và hoại tử gan tụy.
-
Trùng hai tế bào Grearie: Đây là trùng ký sinh ngay trong ruột tôm, sử dụng vật chut làm trung gian trong các vật thân mềm và chân đốt. Chúng thường gây bệnh khoảng 40 – 50 ngày sau khi tôm được thả ở ao nuôi với mật độ cao, môi trường bẩn, nắng nóng.
-
Trùng Vermiform (ở dạng gian): Chúng thường sống trong ống gan tụy và phần ruột giữa của tôm. Tôm thường ăn ít, chậm lớn, có dấu hiệu phân trắng.
Đâu là nguyên nhân ký sinh trùng trên tôm nuôi phát triển?
Dấu hiệu nhận biết cần diệt ký sinh trùng trong ao tôm
Vậy khi nào gia chủ sẽ cần tiến hành diệt ký sinh trùng trong ao tôm? Bởi lẽ, nếu không nhanh chóng tiêu diệt các loại mầm bệnh này, vụ nuôi tôm của bà con gần như thua lỗ, thiệt hại nặng nề. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì hãy nhanh chóng tìm kiếm giải pháp:
- Quan sát thấy tôm xuất hiện tình trạng ruột bị xoắn lò xo hay ziczac.
- Ruột tôm xuất hiện các vết đứt đoạn hoặc không thấy có thức ăn bên trong đường ruột.
- Ruột tôm bị phình to bất thường, cong và bên trong có dịch màu vàng, hơi hồng.
- Chấm gạo đường ruột ở đốt thứ sáu phần mũ của đuôi tôm.
- Tôm bị bệnh sẽ có màu trắng sữa hoặc trắng đục. Khi tôm lớn hơn sẽ dễ dàng quan sát tình trạng, phần cuối cơ thể hoặc lưng nhiều tôm bệnh thường bị đục.
Dấu hiệu nhận biết cần diệt ký sinh trùng ở ao tôm
Hướng dẫn diệt ký sinh trùng trong ao tôm hiệu quả
Vậy làm sao để diệt ký sinh trùng trong ao tôm đạt hiệu quả tốt nhất? Đảm bảo an toàn, nhanh chóng loại bỏ mầm bệnh để tôm phát triển nhanh chóng? Muốn vậy, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn đầy đủ dưới đây:
Các biện pháp diệt ký sinh trùng trong ao tôm cơ bản
Trước hết, vấn đề bà con cần chú ý khi muốn diệt ký sinh trùng hiệu quả chính là làm sạch chuồng nuôi. Vấn đề này cần được quan tâm từ khâu chuẩn bị môi trường sống, cấp nước và thức ăn. Sẽ dễ dàng diệt ký sinh trùng trong ao tôm nếu làm tốt các vấn đề sau:
- Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng.
- Xử lý sạch sẽ nguồn nước cung cấp cho ao nuôi tôm.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng nước bằng cách diệt khuẩn định kỳ, xử lý các ký sinh trung gian, bùn đáy ao cũng như lượng oxy hòa tan.
- Kiểm soát lượng thức ăn khi nuôi tôm cẩn trọng, đảm bảo thức ăn sạch, vừa đủ. Tránh tình trạng để thừa thãi thức ăn vừa lãng phí, vừa gây ra tình trạng ô nhiễm hữu cơ khiến các loại ký sinh trùng có cơ hội phát triển.
Các biện pháp diệt ký sinh trùng hiệu quả trong ao tôm
Sử dụng chế phẩm sinh học diệt ký sinh trùng trong ao tôm
Biện pháp hiệu quả nhất để diệt ký sinh trùng trong ao tôm chính là dùng các loại chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm vi sinh để kiểm soát vi khuẩn đường ruột, tăng mặt độ các vi khuẩn có lợi.
Hơn hết các vi sinh đặc hiệu còn ức chế ký sinh, giúp sử lý sạch sẽ nước và đáy ao nuôi tôm. Hoặc có thể dùng các chế phẩm enzyme nhằm làm sạch nguồn nước ao nuôi bị nhiễm hữu cơ.
Sử dụng chế phẩm sinh học tiêu diệt ký sinh trùng trong ao tôm
Cụ thể, cách sử dụng chế phẩm sinh học nhằm mục đích diệt ký sinh trùng trong ao tôm nhanh chóng, đạt hiệu quả. Hóa chất BKC 80 sẽ là chế phẩm hoàn hảo để bà con sử dụng tiêu diệt ký sinh, các bước cụ thể như sau:
BKC dạng bột:
- Phòng bệnh: Dùng 1kg /2.000 – 3.000m3 nước, thời gian định kỳ là 7 ngày/ lần.
- Xử lý tôm cá bị bệnh: Dùng 1kg /1.500 – 2.000 m3 nước.
- Giảm tảo: Dùng 1kg /2.000 m3 nước.
BKC dạng dung dịch:
- Có thể dùng sát trùng cho nguồn nước vào ao nuôi trước khi thả tôm giống khoảng 5 ngày. Sử dụng 1 lít/ 1.500m3 nước ao.
- Xử lý tôm bệnh hoặc nước ao bị ô nhiễm: Sử dụng 1 lít/ 2.000m3 nước ao.
- Giảm tảo: Dùng 1 lit/ 3.000m3 nước ao, 3 ngày/ lần. Xử lý cho đến khi đảm bảo đạt độ trong tiêu chuẩn.
- Ngoài ra, bà con còn có thể sử dụng Chlorine, Praziquantel hay hóa chất CuSO4,… để diệt ký sinh trùng gây hại cho tôm triệt để, an toàn.
Thiên Thảo Hân – Địa chỉ bán chế phẩm sinh học độc quyền
Các chế phẩm sinh học sử dụng để diệt ký sinh trùng trong ao tôm hay nuôi trồng thủy sản nói chung là xu hướng mới, an toàn cho bà con. Công ty TNHH Thiên Thảo Hân tự hào là đơn vị đi đầu chuyên phân phối, cung cấp chế phẩm sinh học chuyên dụng trên khắp mọi miền đát nước. Liên hệ nhanh chong chúng tôi qua hotline: 0965.037.045 để mau chóng được tư vấn và hỗ trợ nhé!
- Biểu hiện bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng bệnh (14.06.2022)
- Cách nhận biết tôm thiếu khoáng và cách xử lý (14.06.2022)
- Bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm thẻ chân trắng điều trị thế nào (06.06.2022)
- Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng cần biết (03.06.2022)
- Cách thay nước cho ao nuôi tôm nhanh nhất (02.06.2022)
- Những ứng dụng của enzyme protease từ nhiều lĩnh vực (01.06.2022)
- Kinh nghiệm dùng TCCA 90% trong nuôi trồng thủy sản (23.05.2022)
- Các loại thảo dược tăng cường chức năng gan cho tôm (20.05.2022)