Tôm bị thối đuôi có thể gây ra cái chết hàng loạt, tôm không có sức đề kháng nên mắc thêm nhiều bệnh khác. Biểu hiện đơn giản để dễ dàng nhận biết tình trạng tôm thối đuôi là chậm lớn, yếu, các bộ phận như đuôi, râu,… bị cụt ngủn dẫn đến tôm chết nhiều. Bà con cần chủ động tìm hiểu về thêm về tình trạng bệnh này tại chephamsinhhocbio nếu muốn điều trị triệt để, nâng cao năng suất.
Những dấu hiệu nhận biết tôm bị thối đuôi
Vậy đâu là những dấu hiệu giúp cho bà con có thể nhận ra tình trạng tôm bị thối đuôi? Đây là điều được rất nhiều gia chủ nuôi trồng tôm quan tâm, mong muốn hiểu cụ thể. Hãy chú ý đến những dấu hiệu quan trọng dưới đây để chắc chắn có thể phát hiện sớm tình trạng này:
- Chú ý quan sát vào các bộ phận đuôi, tâu của tôm sẽ thấy chúng bị đứt gãy hoặc hao mòn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất giúp bà con có thể phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tôm bị thối đuôi sớm.
- Tôm chậm lớn, không thấy có dấu hiệu ăn uống, mất sức nghiêm trọng, chậm lớn.
- Tình trạng bệnh sẽ lây lan rất nhanh, khó kiểm soát nếu bà con không thường xuyên thăm nuôi và phát hiện bệnh. Không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tai họa khó lường, thiệt hại kinh tế nặng nề.
Những dấu hiệu nhận biết tôm bị thối đuôi
Nguyên nhân gây ra bệnh tôm bị thối đuôi
Bệnh tôm bị thối đuôi do nguyên nhân nào gây ra? Nếu muốn điều trị chính xác căn bệnh này thì bà con cần nắm rõ thông tin, từ đó mới áp dụng các phương pháp phù hợp. Có 3 nguyên nhân chính gây ra thối đuôi ở tôm bà con có thể biết đến như sau:
Tôm bị thối đuôi do nhiễm khuẩn Vibrio
Vi khuẩn Vibrio spp là sinh vật gây ra các bệnh ở môi trường thủy sản nước mặn hoặc nước ngọt. Khi nhiễm khuẩn này, cá, tôm hay các loài giáp xác hoặc nhuyễn thể khác đều có thể bị chết hàng loạt.
Đặc biệt, đối với tôm thì tình trạng tôm bị thối đuôi gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Khi nhiễm bệnh, tôm sẽ xuất hiện các vùng mềm khu vực vỏ kitin, dần dần các điểm đen, nâu hoặc trắng xuất hiện.
Vi khuẩn Vibrio spp nhanh chóng gặm nhấm vỏ tôm, sau đó là các phần phụ trên cơ thể tôm như râu, chân bò, chân bơi,… Khi tôm bị thối đuôi thì phần đuôi này sẽ nhanh chóng phồng lên, sau đó dần mòn cục.
Môi trường ô nhiễm khiến cho tôm bị thối đuôi
Môi trường sống tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Nếu môi trường đáy ao của tôm bị ô nhiễm thì sẽ khiến cho nhiều loài vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển mạnh. Lúc này, vi khuẩn sẽ tấn công các bộ phận nhỏ xung quanh tôm như chân bò, chân bơi hay râu và đuôi.
Sự tấn công này khiến cho tôm bị mòn đuôi, cụt râu và nghiêm trọng hơn là khiến cho tôm bị thối đuôi nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức đề kháng mà còn gây ra cái chết hàng loạt.
Môi trường tác động đến bệnh thối đuôi ở tôm
Thức ăn không đảm bảo
Nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng cũng như số lượng. Vì thế tôm bị đói, chúng sẽ cắn nhau thường xuyên để bù đắp lại thiếu hụt về thức ăn. Nếu bà con phát hiện tôm bị cụt râu, mòn đuôi hoặc thậm chí là tôm bị thối đuôi thì có thể nghĩ đến nguyên nhân thiếu hoặc thức ăn không đáp ứng yêu cầu.
Điều trị tình trạng tôm bị thối đuôi hiệu quả
Nếu muốn điều trị bệnh thối đuôi ở tôm một cách tốt nhất, bà con cần thực hiện như sau:
- Cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn để tôm có thể sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Trước khi thả tôm giống, cần làm sạch đáy ao nhằm mục đích diệt trừ vi khuẩn gây hại, tăng khuẩn có lợi.
- Thả nuôi tôm với mật độ tiêu chuẩn, hạn chế tình trạng tôm đói mà cắn xé khiến tôm bị thối đuôi.
- Cung cấp lượng thức ăn tương thích với số lượng tôm được nuôi. Kiểm tra chất lượng thức ăn, đảm bảo an toàn.
- Gia chủ cũng cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tôm nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tôm bị thối đuôi.
- Bổ sung lượng chế phẩm vi sinh nhằm tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cũng như hỗ trợ xử lý nước ao một cách hiệu quả.
- Dùng Formalin với hàm lượng phù hợp là 20 g/m3 cùng với CuSO4 rải đều xuống ao nuôi tôm. Trong trường hợp thấy tôm bị thối đuôi nghiêm trọng thì cần liên hệ các chuyên gia để được hỗ trợ, tư vấn để xử lý nhanh chóng.
Điều trị tình trạng thối đuôi ở tôm đúng cách
Phòng ngừa & điều trị thối đuôi ở tôm từ chế phẩm sinh học
Các chế phẩm sinh học được điều chế từ thành phần tự nhiên, an toàn, được các chuyên khuyên sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nếu chẳng may phát hiện tình trạng thối đuôi ở tôm thì gia chủ cần sớm can thiệp bằng sản phẩm phù hợp.
Công ty TNHH Thiên Thảo Hân tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm phục vụ bà con chăm sóc, nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, tình trạng tôm bị thối đuôi có thể được ngăn ngừa và điều trị hiệu quả. Liên hệ sớm với chephamsinhhocbio qua hotline: 0965.037.045 để được giải đáp chi tiết.
- Các loại chế phẩm sinh học phòng bệnh đường ruột cho tôm (21.02.2023)
- Các lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng sao cho hiệu quả (21.02.2023)
- Khí độc đáy ao và cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm (21.02.2023)
- Nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi đáy ao hiệu quả (20.02.2023)
- Bùn đen là gì? Nguyên nhân và cách xử lý bùn đen đáy ao nuôi (18.02.2023)
- Nguyên nhân và cách trị tôm bị mòn râu cụt đuôi (28.10.2022)
- Nước mưa làm tăng hay giảm pH trong ao nuôi tôm? (27.10.2022)
- Các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá vào mùa mưa (25.10.2022)