Xu hướng làm phân bón từ bã cà phê được rất nhiều người ứng dụng hiện nay. Theo đánh giá của người trồng trọt cho hay: Việc dùng vỏ trấu cà phê để làm phân bón vi sinh thu lợi rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ủ vỏ cà phê làm phân bón sao cho hiệu quả. Ở bài viết này, Chephamsinhhoc Bio sẽ giúp các bạn biết cách thực hiện. Đừng bỏ qua chia sẻ này, nó thực sự vô cùng hữu ích trong việc trồng trọt thu về lợi nhuận “khủng” đấy.
Thu lợi từ việc dùng vỏ cà phê để ủ làm phân bón
Sản lượng cà phê hàng năm của nước ta rất nhiều, cụ thể là ở các tỉnh Tây Nguyên khoản trên dưới 1 triệu tấn nhân. Như vậy, xét thấy lượng vỏ được xay ra là một con số “khổng lồ”. Theo các tài liệu cho thấy, giá bán vỏ trấu cà phê trên thị trường hiện nay dao động từ 1.200 - 1.500 đồng/kg. Nhưng, loại vỏ trấu đã được mang đi ủ đen (có màu đặc trưng của phân bón vi sinh) thì mức giá lên đến 3.000 đồng/kg.
Nếu như ngày xưa, thu hoạch cà phê xong thì mang lấy nhân, còn lại vỏ bỏ. Trong khi đó, người dân hàng năm lại phải đi mua phân bón về để làm vườn. Thực tế cho thấy, việc đổ bỏ vỏ cà phê vô cùng lãng phí và còn gây hại lớn cho môi trường sống của chúng ta. Sở dĩ như vậy là bởi, đặc tính của loại vỏ này rất cứng, lại chậm tiêu hủy. Mà khi để lâu ngày sẽ dễ dàng vi khuẩn, mầm bệnh phát sinh. Và dĩ nhiên, hậu quả là sẽ gây hại cho vườn cà phê và sức khỏe của mọi người xung quanh.
Nhờ vào các thành phần dinh dưỡng trong vỏ cà phê mà nó được đánh giá cao trong việc dùng làm phân bón cho cây trồng. Theo ghi nhận, vỏ cà phê là nguyên liệu sử dụng để ủ làm phân bón hiệu quả. Do đó, đây chính là mô hình thu lợi nhuận tuyệt vời dành cho người dân. Bởi thế, ngày nay mô hình mang “phế phẩm” này để ủ làm phân vi sinh, bón cho vườn cây đang được người nông dân hưởng ứng mạnh.
Như thế khi bàn về vỏ cà phê dùng làm gì thì nhiều người hăng hái chia sẻ nhau. Vì, việc làm này không những làm sạch môi trường sống của chúng ta. Mà nó còn đem lại cho người trồng cà phê một lượng phân bón hữu cơ dồi dào, chất lượng cao và tiết kiệm được tiền.
Lý giải vì sao vỏ của cà phê lại được ủ làm phân bón
Nhiều người vẫn còn lăn tăn, chưa hình dung tại sao loại vỏ này lại có thể làm phân bón. Bởi, lúc trước nó chỉ là phế phẩm bỏ đi sau mỗi năm thu hoạch cà phê. Lý giải điều này một cách khách quan như sau:
Thành phần dinh dưỡng trong vỏ cà phê chính là yếu tố giúp nguyên liệu này trở thành loại phân bón hữu cơ tuyệt vời trong trồng trọt. Cụ thể, nó chứa trên 80% chất hữu cơ, rất nhiều chất khoáng cần thiết.
Cho nên, có thể nói rằng việc ủ vỏ cà phê làm phân bón là loại phân hữu cơ tốt, rẻ tiền nhất. Bởi, ngoài chất hữu cơ dồi dào, nó còn chứa nhiều khoáng chất (trung và vi lượng) mà các loại phân hữu cơ khác không có được.
Do đó, kỹ thuật ủ bã cà phê với Trichoderma, ủ xác cà phê trong thùng xốp, ủ bằng chế phẩm sinh học,..ngày càng rầm rộ hơn. Những chia sẻ lần lượt được bà con nông dân hưởng ứng nhau. Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về cách ủ bã cà phê bón cây hãy để lại thông tin. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0963 548 881 để được nhân viên tư vấn. Đồng thời, dễ dàng mua các sản phẩm chế phẩm sinh học Emzone 200g để thực hiện quá trình ủ giá tốt.
Ứng dụng của phân bón cà phê trong cuộc sống
Vỏ của cà phê không còn bỏ đi nữa, theo ông Võ Việt Hùng- Giám đốc Cty TNHH MTV Quế Lâm Tây Nguyên. Chủ đơn vị chuyên sản xuất phân bón vi sinh uy tín cho hay: Trước kia, việc thu mua vỏ trấu cà phê rất thuận lợi. Sở dĩ như vậy là bởi lúc đấy người dân chưa biết ủ vỏ trấu làm phân cho cây trồng. Còn bây giờ thì việc thu gom khó hơn rất nhiều. Lí do là hầu hết người trồng cà phê ở đây đã sử dụng lại loại phụ phẩm cà phê này, và tiến hàng đem ủ phân để bón cho vườn cây của mình.
Không chỉ vỏ trấu cà phê, mà bã cà phê cũng được ứng dụng khá phổ biến như:
- Sử dụng bã cà phê bón hoa hồng: Đây là loại phân bón tuyệt vời, đơn giản nhất để chăm sóc cây hoa được đơm hoa khoe sắc rực rỡ.
- Nuôi trùn quế bằng bã cà phê: Bã cà phê không được bỏ đi sau khi dùng nữa mà nó sẽ được mang để nuôi trùn quế hiệu quả.
- Xử lý bã cà phê để trồng nấm: Trong công tác trồng các loại nấm ăn, bã cà phê được dùng để làm phân bón. Do đó, khi có nhu cầu trồng nấm mọi người có thể tham khảo nguyên liệu này để tiết kiệm chi phí.
Hướng dẫn từ A đến Z cách ủ vỏ cà phê làm phân bón
Không phải ai cũng biết kỹ thuật làm phân bón từ bã cà phê để có kết quả như mong đợi. Nhiều năm cung cấp chế phẩm sinh học cho bà con nông dân. Chúng tôi không chỉ bán các sản phẩm để phục vụ cho việc trồng trọt, chăn nuôi mang tới năng suất cao. Mà còn hướng dẫn tận tình các cách thực hiện nếu như bà con chưa nắm rõ.
Ở bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ cách ủ vỏ trấu cà phê làm phân bón tại nhà cực hay. Cả nhà nên lưu lại và đừng quên chia sẻ để bà con mình tiết kiệm chi phí mua phân bón cho cây trồng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để ủ vỏ cà phê làm phân bón
Nếu là người dân chuyên trồng trọt thì có lẽ sẽ quá rõ về cụm từ men vi sinh phải không nào! Đây là các chủng vi sinh vật có ích, chúng có khả năng phân huỷ chất hữu cơ phức tạp như xenlulo, đường, protein, lipid….thành chất mùn, khoáng dễ tiêu và nhiều loại vitamin, kháng sinh cho cây trồng được tươi tốt.
Các chủng gồm: Bacillus , lactobacillus Sacharomyces,…
Vỏ cà phê: Dĩ nhiên, đây là thành phần không thể thiếu khi làm phân bón. Hãy chuẩn bị vỏ trấu cà phê khô, tươi sau khi xay quả.
Các nguyên liệu khác như Urê, đường, lân: Mục đích thêm các nguyên liệu này vào công thức nhằm cung cấp thức ăn cho vi sinh vật giai đoạn đầu, giúp tăng mật số. Sau đó mật số tăng, thì các chủng vi sinh vật sẽ sử dụng vỏ cà phê để làm nguồn thức ăn chính.
Bí mật cho mọi người nữa đó là bên cạnh đó, khi ủ vỏ cà phê làm phân bón. Chúng ta cũng có thể cho phân chuồng (bò, heo, gà,…) theo tỷ lệ nhất định. Mẹo này rất hay, ít ai biết đến, nó có công dụng nhằm làm tăng chất lượng của phân vỏ cà phê sau khi ủ đấy!
Cách ủ bã cà phê bón cây nhanh chóng
Dưới đây là toàn bộ quy trình ủ vỏ cà phê làm phân bón hiệu quả, bà con nông dân nên tham khảo và tìm hiểu. Từ đó, giúp mọi người dễ dàng bắt tay vào thực hiện khi có nhu cầu.
Cách chuẩn bị ủ cho 1 tấn nguyên liệu:
- Vỏ cà phê: 7-8 tạ
- Phân gia súc, gia cầm, bã bùn: 2-3 tạ
-Chế phẩm vi sinh : 2 đến 4 gói EMIC 200g. Có thể dùng nhiều hơn số lượng trên, giúp phân hủy nguyên liệu nhanh hơn.
-
Bước 1: Thực hiện trộn nguyên liệu thô
Đầu tiên, chúng ta hãy trộn nguyên liệu thô lại với nhau bao gồm vỏ cà phê, phân chuồng, ure, lân. Tiến hành trộn càng đều càng tốt. Cho nên, thao tác trộn cần phải mạnh tay, nhuần nhuyễn để các thành phần được hòa trộn vào nhau cho thật đều.Tiến hành trộn các nguyên liệu lại với nhau thật đều tay
-
Bước 2: Tưới nước để làm ẩm vỏ cà phê
Bước này cực kỳ quan trọng, nước được tưới lên hỗn hợp vừa trộn trên sẽ làm cho vỏ cà phê có độ ẩm. Công đoạn này phải làm đúng kỹ thuật. Bởi, không nên tưới đẫm quá hoặc chưa đủ độ ẩm. Vì khi tưới nhiều thì các chất sẽ bị rửa trôi, còn khô quá thì không đủ độ ẩm cần thiết để cho vi sinh vật hoạt động.
Cho nên, chúng tôi khuyên bà con cách tốt nhất là tưới nước bằng vòi hoa sen. Khi tưới bằng công cụ này thì lượng nước tưới sẽ vừa phải. Và để đạt được hiệu quả trong bước này, sau 2 hoặc 3 tiếng đồng hồ bà con hãy tưới lại lần 2.
-
Bước 3: Tiến hành trộn men vi sinh
Bà con hãy dùng men vi sinh hoà ra trong bình phun, hoặc thùng ô roa. Sau đó, tiến hành tưới đều vi sinh vật trên lớp đống đủ.
Mách mọi người: Để tiện lợi, làm mỗi lớp vỏ đã trộn dày chừng 20 – 40 cm. Sau đó, tưới hoặc phun 1 đợt nước men vi sinh. Việc này nhằm đảm bảo nước men vi sinh được đều trên mặt mỗi lớp, có như thế mới tạo ra được phân chất lượng như mong đợi.
-
Bước 4: Thực hiện chất đống
Đồng thời với công việc trộn men vi sinh theo lớp, hình thành đống ủ. Cần lưu ý rằng, với chân đống khoảng 2 m, và chiều cao của mỗi lớp 20 – 40 cm. Chúng ta hãy cứ làm liên tiếp 5 lớp như vậy.
Sau khi tiến hàng bước chất đống, đống ủ phân của bạn có chiều cao hơn 1,5 m là được. Vậy là bạn đã sắp hoàn thành cách ủ bã cà phê bón cây rồi đó.
-
Bước 5: Cuối cùng là phủ bạt
Nên nhớ rằng, khi tiến hành ủ vỏ cà phê làm phân bón thì bước này khá quan trọng. Vì quá trình ủ là quá trình lên men không có oxy(hiếm khí). Cho nên, chúng ta cần phải đậy kín đống ủ để có kết quả.
Chia sẻ: Chúng ta nên ủ bằng 1 lớp chất hữu cơ chẳng hạn như rơm rạ, lá chuối,… đều được. Và ngoài cùng là 1 lớp bạt để đảm bảo ẩm độ, cũng như yếu tố nhiệt độ không thoát ra trong quá trình ủ.
Như vậy là bạn đã nắm được cách ủ vỏ trấu cà phê để thành phân bón tại nhà rồi đấy. Từ này, với kiến thức này sẽ giúp bà con nông dân tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ mua phân chăm sóc cây trồng.
Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện ủ vỏ cà phê làm phân bón
Để có được kết quả như ý muốn, trong quá trình thực hiện ủ thì bà con nông dân phải kiểm tra đống ủ thường xuyên. Kiểm tra về ẩm độ để đảm bảo đống ủ không bị thiếu độ ẩm. Trường hợp, nếu vỏ cà phê có màu nâu đen là đủ ẩm. Còn màu sắc của nó là nâu nhạt, thì chắc chắn là thiếu nước.
Mặt khác, cần kiểm tra yếu tố nhiệt độ của đống ủ đã phù hợp chưa. Và nhiệt độ đống ủ trên 700C là được.
Cần phải hoà phân vi sinh trong nước, tưới/phun đều trên đống ủ.
- Quan tâm tới độ kín của đống ủ cũng rất cần thiết khi ủ.
- Về kích thước đống ủ đảm bảo độ cao 1,5 m và chân đống ủ từ 2 – 2,5 m là hợp lý nhất.
- Mua các chế phẩm EM thảo dược hàng chất lượng, có xuất xứ rõ ràng để thực hiện quá trình ủ.
- Đồng thời, biết cách sử dụng chế phẩm sinh học trong làm vườn một cách hiệu quả.
- Đừng quên tham khảo thêm các cách làm EM1 để phục vụ công tác ủ hiệu quả hơn.
Giải pháp hoàn hảo khi bà con nông dân muốn ủ vỏ trấu cà phê
Việc ủ vỏ cà phê làm phân bón sẽ trở nên vô cùng dễ dàng khi bà con đồng hành cùng chúng tôi. Tự hào là địa chỉ chuyên cung cấp các chế phẩm sinh học, thiết bị sinh học nhiều năm qua. Tin rằng, đồng hành cùng chúng tôi bà con sẽ có giải pháp tốt nhất khi trồng trọt.
Do đó, khi bạn quan tâm tới kỹ thuật Ủ bã cà phê với Trichoderma hay Bacillus,…Hãy để lại thông tin, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn ngay: 0963 548 881. Chúng tôi sẽ tận tâm tư vấn, hướng dẫn cách ủ bã cà phê bón cây một cách hiệu quả cho mọi người thực hiện.
Hiện tại, chúng tôi đã hỗ trợ quý khách hàng cách làm phân bón từ bã cà phê hiệu quả. Nhiều khách đã vô cùng hài lòng và đặt niềm tin với Chephamsinhhocbio. Bởi vậy, nếu mọi người đang tìm hiểu giải pháp tốt nhất, hãy để chúng tôi giúp bạn.Với nguồn hàng chất lượng, giá cạnh tranh nhất thị trường hiện nay. Giá trị mà Chephamsinhhocbio mang lại cho khách hàng không phải nằm ở chuyện quảng cáo, PR. Mà chúng tôi luôn mang tới những “giá trị” thực để quý khách hàng cảm nhận. Tin rằng, với nhiều năm trong lĩnh vực chuyên sâu này chúng tôi sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Hiện tại, Chephamsinhhocbio đang có chương trình ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn tri ân khách hàng. Do đó, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về chế phẩm sinh học để ủ phân. Hãy liên hệ ngay để được báo giá khuyến mãi ưu đãi nhất.
Bà con tìm mua chế phẩm vi sinh Emzone 200gr chất lượng đạt chuẩn nhanh nhất hiện nay hãy liên hệ qua:
Website: chephamsinhhocbio.com
Hotline: 096 354 8881
Địa chỉ: 68/1 Đ. TL 29, Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
- Các loại thuốc trừ sâu sinh học an toàn tốt nhất hiện nay (10.08.2022)
- Cách làm đạm thực vật tưới cây tiện lợi đạt hiệu quả cao (07.07.2022)
- Phun thuốc trừ sâu bao lâu thì tưới nước được cho cây (17.06.2022)
- Cách ủ dịch chuối với Trichoderma làm phân bón cho cây trồng (01.06.2022)
- Cách ủ rác thừa nhà bếp với nấm Trichoderma (31.05.2022)
- Tác dụng và cách sử dụng của phân bón kali potassium humate (27.05.2022)
- Cách ủ phân bò bằng nấm Trichoderma bón cho cây trồng (25.05.2022)
- Cách sử dụng nấm Trichoderma cho hoa hồng và hoa lan (25.05.2022)