Hiện nay, trong sản xuất lúa đại trà tại Việt Nam có tỷ lệ giống nhiễm bệnh bạc lá nguy cơ cao. Bên cạnh đó, dưới điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Từ đó, khiến bệnh bạc lá ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa ở các địa phương nếu không được phòng chống hiệu quả. Bài viết dưới đây nhằm cung cấp những thông tin chi tiết về cách nhận biết và phòng trừ bệnh bạc lá hiệu quả cho lúa, bà con cùng tham khảo nhé!
Bệnh bạc lá lúa diễn biến diện rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất mùa vụ
Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae. Pv.oryzae (Ishiyama) gây ra. Biểu hiện có thể quan sát rõ ràng nhất đó chính là các vệt sũng nước lan ra từ đầu và mép lá lớn dần và cuối cùng chuyển màu trắng đục, khô lại thành những giọt màu vàng. Vết bệnh màu trắng xám đặc trưng sau đó xuất hiện trên lá báo hiệu bệnh đã ở giai đoạn muộn, lá bị khô và chết. Ở cây con, lá khô và héo , một hội chứng được gọi là kresek. Cây con bị nhiễm bệnh thường bị chết do bệnh bạc lá do vi khuẩn trong vòng hai đến ba tuần sau khi bị nhiễm bệnh; cây trưởng thành có thể sống sót, mặc dù năng suất và chất lượng lúa bị giảm sút.
Dưới tác động của thời tiết mưa lớn, ruộng lúa bị ngập nước rất dễ lây lan bệnh bạc lá lúa diện rộng, đặc biệt là hầu hết thời gian sinh trưởng của lúa. Vi khuẩn di chuyển trong nước từ cây lúa bị nhiễm bệnh đến rễ và lá của cây lúa lân cận. Gió và nước cũng có thể giúp lây lan từ cánh đồng lúa này qua cánh đồng lúa khác. Trong những mùa không sinh trưởng, vi khuẩn gây bệnh bạc lá có thể tồn tại trong hạt lúa, rơm rạ, các vật chủ sống khác, nước hoặc trong một thời gian ngắn là đất.
Đặc điểm của bệnh bạc lá lúa
Trên đồng ruộng, bệnh bạc lá biểu hiện rõ nhất qua 3 triệu chứng cụ thể như:
- Cháy bìa lá: Là dấu hiệu phổ biến ở giai đoạn lúa trổ, tuy nhiên cũng có khi lúa chưa trưởng thành (cây mạ). Những đốm úng nước nhỏ đầu tiên sẽ xuất hiện ở lá mạ non, sau thời gian ngắn đốm lớn dần ra khiến lá chuyển màu vàng và khô héo do sự phát triển của nhiều nấm hoại sinh. Vết bệnh có thể là những sọc dài úng nước ở vị trí bất kỳ trên phiến lá, nơi có vết thương mà vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng tấn công. Tình trạng của bệnh còn tùy theo tính nhiễm của giống, vết bệnh có thể lan khắp phiến lá làm lá bị khô đi trong khi trên các giống hơi kháng hơn, vết bệnh có thể chỉ là những sọc vàng. Đối với các vết bệnh mới, bà con có thể thấy các giọt vi khuẩn đục hay vàng, ứa ra trên mặt lá và bị gió làm rơi vào nước ruộng vào sáng sớm. Ngoài ra, hạt cũng có thể bị ảnh hưởng, vỏ hạt bị biến màu, có đốm màu xám trắng hay trắng vàng, viền úng nước nếu hạt còn non.
- Héo xanh: Trong quá trình nhổ mạ, bà con thường cắt lá mạ trước khi cấy và tiến hành nhổ rễ . Điều nà vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh bạc lá tấn công. Do đó, mà bà con thường thấy bệnh bạc lá ở lúa xuất hiện ở 1-2 tuần sau khi cấy, lá lúa có màu xanh xám, cuốn tròn dọc theo gân lá. Bên dưới bề mặt lúa đã cắt có đốm úng nước, sau đó đổi sang màu xanh xám, toàn lá kể cả bẹ sẽ bị héo úa. Điều này cho thấy, vi khuẩn lan theo bó mạch đến những bộ phận khác của cây lúa làm hư các lá khác, thậm chí chết cây. Nếu không điều trị đúng cách cây non dù không chết trong giai đoạn này, thì sinh trưởng cũng sẽ bị chậm, lúa bị lùn và có màu xanh hơi vàng.
- Vàng lá: Dấu hiệu thường thấy trên các cây lúa đã lớn, bên dưới những phiến lá già có màu xanh bình thường, các lá non bị vàng nhạt hay có các sọc to xanh vàng hoặc vàng trên phiến lá. Tuy nhiên, sẽ rất khó phát hiện vi khuẩn trong các phiến lá vàng này, nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy rất nhiều vi khuẩn ở các đốt và lóng ngay bên dưới lá bệnh. Vi khuẩn ở đây sẽ nhân mật số và hạn chế việc đưa dinh dưỡng lên lá làm cho lá bị vàng. Triệu chứng có thể xuất hiện tính từ thời điểm vi khuẩn gây bệnh bạc lá xâm nhiễm 20-30 ngày.
Các triệu chứng của bệnh bạc lá lúa chủ yếu là do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, có thể tồn tại trên cỏ dại hoặc gốc rạ của cây bị nhiễm bệnh. Những mầm bệnh này lây lan qua gió, mưa hoặc nước tưới. Bệnh này lây lan nhiều hơn trong điều kiện thời tiết xấu như mưa thường xuyên, gió và độ ẩm cao hơn 70%, nhiệt độ ấm áp từ 25 đến 34 độ C. Việc bón nhiều phân đạm hơn trên đồng ruộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, đặc biệt ở các giống mẫn cảm. Bệnh bạc lá lúa được tìm thấy ở cả môi trường nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt ở các vùng đất thấp có mưa.
Dấu hiệu giọt dịch vi khuẩn gây hại trên lá lúa
Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa
Có 2 phương pháp chính giúp phòng trừ bệnh bạc lá trên lúa hiệu quả là: phòng trừ sinh học và phòng trừ hóa học.
Đối với phương pháp phòng trừ sinh học, bà con có thể tiến hành từ giai đoạn sinh trưởng đầu của cây lúa như:
- Lựa chọn các giống lúa kháng bệnh bạc lá ngay từ giai đoạn gieo cấy đầu vụ.
- Dừng ngay việc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng khi có dấu hiệu bệnh, sử dụng phân bón lá thay thế và luôn giữ ẩm cho đồng ruộng bằng cách cấp nước đầy đủ.
- Tiến hành bón vôi từ 10-15 kg/sào, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ, Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng tro bếp thay thế vôi bột.
- Cấy mạ đủ tuổi cũng là một phương pháp sinh học hiệu quả giúp giảm nhẹ bệnh. Bón cân đối NPK và các loại phân bón NPK tổng hợp có hàm lượng kali cao. Chú ý nên bón lượng lớn giai đoạn bón lót và bón vừa đủ giai đoạn bón thúc, không nên bón kali vào lúc lúa đứng cái. Bởi cây lúa có nguy cơ cao bị bạc lá nếu được bổ sung hàm lượng đạm quá liều. Trong vụ mùa sau những đợt mưa lớn cần quan sát để phun thuốc phòng chống bạc lá.
Phương pháp hóa học - Để chống lại bệnh bạc lá do vi khuẩn, hạt lúa được xử lý bằng kháng sinh được phép sử dụng đồng oxychloride hoặc đồng sunfat đã được khuyến cáo. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, việc sử dụng kháng sinh bị cấm. Vì vậy, hãy xem kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng chúng.
Tại vùng bị bệnh bạc lá nặng, bà con có thể sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam như: hoạt chất Bismerthiazol, Copper hydroxide, Oxolinic acid, Thiadiazole zinc, Thiodiazole copper,... để phun hiệu quả. Đồng thời, bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết tiến hành phun trước và sau mưa giông theo hướng dẫn ghi trên bao bì giai đoạn lúa đòng - trổ - chín để phòng ngừa hạn chế sự lây lan của bệnh.
Vết bệnh bạc lá trên giống lúa Thái xuyên 111
Hy vọng những chia sẻ trên của chephamsinhhoc bio sẽ giúp ích cho quý bà con trong việc nhận biết và phòng trừ bệnh bạc lá hiệu quả cho lúa. Nếu gặp khó khăn trong kỹ thuật canh tác lúa, bà con có thể liên hệ hotline 0965 037 045 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé!
- Thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng được quan tâm nhất (25.08.2023)
- Nấm săn tuyến trùng là gì? Nhà nông đừng bỏ qua bài viết này nhé… (25.08.2023)
- Cách sử dụng nấm 3 màu đúng cách là gì? Bà con đã biết cách dùng nấm 3 màu hay chưa? (08.08.2023)
- Muốn cây luôn tươi tốt thì bà con đừng bỏ qua thông tin thuốc trừ bệnh sinh học cho cây trồng sau… (21.07.2023)
- Chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng được nhà nông tin dùng hiện nay (21.07.2023)
- Các loại rau dễ trồng mùa mưa mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nông (21.07.2023)
- Bón Đạm Cá Cho Cây Ăn Quả Phù Hợp Cho Từng Loại Cây Trồng (13.07.2023)
- Tưới Đạm Cá Cho Cây Sầu Riêng Khoa Học Không Nên Bỏ Qua! (12.07.2023)