Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng là gì? Cách phòng bệnh

Biểu hiện bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng bệnh

Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng chính là căn bệnh mang đến nhiều rủi ro mà bà con nuôi trồng thủy sản luôn lo lắng. Bệnh này có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng mắc bệnh cho yếu do virut xâm nhập cơ thể tôm. Tôm thẻ chân trắng mang đến cho bà con một nguồn kinh tế vững mạnh. Đây chính là cơ sở để những hộ nuôi trồng phát triển. Nhưng trong quá trình nuôi tôm luôn xảy ra những vấn đề bệnh tật có thể khiến tôm tử vong. Bệnh đốm trắng chính là một trong số những căn bệnh “đáng gờm” đối với bà con nuôi trồng thủy sản.

 

Tôm mắc bệnh đốm trắng trong ao nuôi

Tôm mắc bệnh đốm trắng trong ao nuôi

Nguyên nhân khiến tôm thẻ chân trắng mắc bệnh đốm trắng

Giống tôm thẻ chân trắng hiện nay đang hỗ trợ bà con cải thiện thu nhập cũng như là đối tượng nuôi bền vững ở những khu vực lân cận biển. Do đó, việc quan tâm và cải thiện tôm giống, hạn chế mầm bệnh hại để tôm sinh trưởng ổn định cũng như đạt được năng suất cao nhất chính là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, bà con chúng ta có thể phòng ngừa bệnh cho tôm từ những tác nhân khách quan như nguồn nước, thức ăn, hoặc cũng có thể là từ con giống….

Trong suốt quá trình nuôi, tôm thẻ cũng mắc 1 số bệnh căn bệnh truyền nhiễm như bệnh đốm trắng, bệnh Taura, bệnh còi, bệnh đầu vàng… Đây đều là những chứng bệnh nguy hiểm do các chủng virus gây ra nên khả năng điều trị vô cùng khó

 

Giống tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở khu vực ven biển

Giống tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở khu vực ven biển

Lý do tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, căn bệnh này do một loại virus có tên là baculovirus gây ra. Virus này có chứa axit nucleic giống như DNA, ký sinh trong lõi. Virus này cực kỳ độc và tấn công nhiều mô khác nhau của tôm. Thông thường là các tế bào biểu mô dưới da.WSSV (Bệnh đốm trắng) làm chết tôm ở tất cả những giai đoạn phát triển của tôm, từ ấu trùng đến tôm con và tôm trưởng thành. Vì vậy, căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm. Bà con cần lưu ý để có biện pháp phòng bệnh cho tôm ngay từ giai đoạn đầu. Chính là giai đoạn chọn lọc tôm giống và xử lý nước.

 

Tôm đỏ thân trước rồi mới chuyển sang đốm trắng

Hình thức lây truyền bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc hay theo chiều ngang. Bạn có thể dễ hiểu:

• Lây truyền theo chiều dọc: từ bố mẹ sang tôm con (tôm giống, tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh sẽ sinh ra tôm con cũng mang theo mầm bệnh trong người (đây là căn bệnh tiềm ẩn)

• Lây truyền bệnh theo chiều ngang: là tôm bệnh, tôm yếu ớt có khả năng lây truyền  sang tôm khỏe mạnh trong ao nuôi. Tôm có tập tính ăn thịt đồng loại. Nên chúng có thể ăn luôn những con tôm bệnh yếu hoặc chết bên trong ao. Vi rút trong môi trường nước có nguy cơ truyền sang tôm thẻ chân trắng trực tiếp qua mang.

 

Tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh khi phòng bệnh hợp lý

Tôm đỏ thân trước rồi mới chuyển sang đốm trắng

Dấu hiệu tôm thẻ chân trắng đã mắc bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng thường xuất hiện trên tôm ở độ tuổi từ sau 2 tháng trở lên. Nhưng bệnh còn có thể xuất hiện sớm hơn. Từ vài  tuần đến 1 tháng. Đôi khi, do kích thước tôm quá nhỏ, người nuôi không thấy đốm trắng mà chỉ thấy tôm bị đỏ cơ thể, hoặc đôi khi độc lực của virus rất mạnh, không thể nhìn thấy các đốm trắng thì tôm đã tử vong

• Khi tôm bị nhiễm bệnh bà con sẽ thấy chúng ăn nhiều hơn so với mức bình thường và sau đó giảm cảm giác thèm ăn một cách đột ngột.

• Tôm bơi chậm chạp, lờ đờ, tấp mé rồi chết. Thịt tôm sẽ hơi đục. Các đốm trắng xuất hiện trên xương ức, bụng đầu tiên và lan ra khắp cơ thể. Các đốm trắng được tìm thấy trên vỏ kitin. Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh, nhiệt độ trong ao nuôi giảm. Bạn cũng có thể mua bộ test để kiểm tra các đốm trắng, giải pháp này có thể kiểm tra trong ao nuôi và độ chính xác cũng tương đối cao.

• Nếu bà con khi nuôi mà nghi ngờ tôm có dấu hiệu mắc bệnh đốm trắng, bạn có thể đưa chúng đến khu vực phòng thí nghiệm gần nhất để làm xét nghiệm PCR với mục đích kiểm tra xem tôm có bị nhiễm bệnh hay không.

Cách phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng hiệu quả nhất

Do đây là căn bệnh bắt nguồn từ vi rút gây ra và ngày nay chưa có thuốc chữa hoàn toàn nên người nuôi tôm nên tăng cường nhiều biện pháp phòng bệnh thay vì tìm cách chữa trị khi tôm bị bệnh. Dưới đây là những cách phòng bệnh đốm trắng cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả:

• Người nuôi tôm chỉ nên chọn mua tôm giống ở những đơn vị phân phối con giống uy tín, được cấp chứng chỉ tôm sạch bệnh.

• Giảm thiểu tối đa dòng nước chảy trực tiếp từ sông vào ao, người nuôi nên đầu tư  ao lắng số lượng khoảng 1 - 2 ao và tiến hành diệt khuẩn nước ao nuôi trước khi sử dụng nguồn nước này cấp cho ao nuôi.

•  Quan tâm nhiều hơn đến tôm nuôi trong ao. Bà con chú ý kiểm tra định kỳ tình trạng của tôm nuôi, màu sắc thân tôm, hoạt động bắt mồi, rối loạn đường ruột, gan mật... xử lý kịp thời khi có bất cứ diễn biến bất thường nào

• Trường hợp ao tôm bị bệnh, bà con nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Tiếp đó sử dụng chlorine với liều lượng 30kg /1.000 m3; hoặc BKC 200 lít /1.000m3 hòa với nước và phun đều, ngâm trong vòng 7 ngày rồi thả ra ngoài môi trường để ngăn mầm bệnh  tồn đọng trong môi trường. Nếu phát hiện bệnh nên thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.

• Nếu kiểm tra bằng bộ xét nghiệm hoặc máy PCR và phát hiện thấy tôm bị nhiễm đốm trắng, thu tôm khi tôm đã ở giai đoạn lớn. Còn khi tôm nhỏ, bạn có thể sát trùng ao cũng như bổ sung thêm vitamin C với mục đích khắc phục tình trạng ốm yếu, tăng sức đề kháng của tôm. Tuy nhiên, nếu bệnh lây lan nhanh và độc lực virus mạnh, bà con nên xử lý ao nuôi tôm để chuẩn bị cho vụ nuôi mới, tránh  thiệt hại thêm về kinh tế cho bà con.

Các sản phẩm nêu trên:

 

Tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh khi phòng bệnh hợp lý

Tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh khi phòng bệnh hợp lý

Kết luận về bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng tại TPHCM

Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở tôm. Bệnh hiện nay vẫn chưa có thuốc trị hết bệnh cho tôm hoàn toàn. Do đó, muốn tôm không muốn mắc phải căn bệnh này, thì bà con có thể phòng ngừa cho tôm bằng nhiều sản phẩm chuyên dùng trong chăn nuôi.

Tại Công ty Thiên Thảo Hân, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều câu hỏi về sản phẩm phòng bệnh đốm trắng cũng như những căn bệnh khác cho tôm. Chúng tôi luôn sẵn sàng cho lời khuyên chuẩn xác với từng tình huống khác nhau của tôm. Đồng thời, công ty chúng tôi cũng phân phối những sản phẩm có công dụng xử lý nước ao nuôi, tăng cường sức khỏe cho tôm để chống chọi với bệnh tật.

Bà con cần tư vấn chi tiết hơn thì mời gọi đến tổng đài 0965.037.045 của chúng tôi nhé!

Chia sẻ:
Copyright © 2021 chephamsinhhocBio | DMCA.com Protection Status
Zalo
Hotline tư vấn: 0963.548.881