Các loại bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

Các loại bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh lỏng ruột ở tôm cùng với nhiều loại bệnh ruột khác chính là mối đe dọa nguy hiểm đến khả năng sinh trưởng của tôm. Bên cạnh gan thì ruột cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tôm hấp thụ, tiêu hóa thức ăn. Các vấn đề nghiêm trọng như tôm yếu, tôm dạt, tôm chậm lớn,...sẽ xảy ra nếu ruột tôm đang mắc bệnh. Tôm mắc bệnh về ruột thường là do những tác nhân xung quanh mà chúng ta không để ý. Giải pháp phòng ngừa những căn bệnh ruột ở tôm hiệu quả nhất chính là biết được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, chúng ta sẽ áp dụng được những phương pháp thích hợp, hiệu quả nhất.

 

Tôm khỏe mạnh cho mùa vụ bội thu tuyệt vời

Tôm khỏe mạnh cho mùa vụ bội thu tuyệt vời

Những tác nhân gây nên các loại bệnh ruột ở tôm

Đường ruột được xem là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể tôm. Ruột tôm có cấu tạo đơn giản. Do vậy, nó rất dễ mẫn cảm với các bệnh khác. Nhất là những căn bệnh đường ruột rất dễ xảy ra với tôm. Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy khiến tôm mắc bệnh đường ruột đứt khút ở tôm, tôm bị xoắn ruột,...

Tác nhân môi trường khiến tôm mắc bệnh ruột

• Trong quá trình nuôi, người nuôi không kiểm soát tốt chất lượng nước xung quanh dẫn đến môi trường bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa và quá nhiều chất hữu cơ trong ao, tạo điều kiện cho vi khuẩn nhanh chóng lây lan và xâm nhập vào nước. Những loại vi khuẩn này phát tán nhanh và dễ dàng xâm nhập vào đường ruột. Từ đó, gây nên căn bệnh phân trắng, ruột lỏng,...rồi khiến ruột tôm bị hoại tử.

• Những dụng cụ, thiết bị vật tư,...dùng trong quá trình nuôi tôm không được vệ sinh sạch sẽ, diệt khuẩn triệt để.

• Các chất lắng động như: thức ăn tôm thừa, vỏ tôm, phân tôm, xác tảo,...khiến cho nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm

 

Ao nuôi bị đóng phèn ảnh hưởng đến tôm

Ao nuôi bị đóng phèn ảnh hưởng đến tôm

Tác nhân từ thức ăn cho tôm có chất lượng không đảm bảo

• Thức ăn để lâu bị ẩm ướt, mốc, vón cục, bị nhiễm vi khuẩn, chất lượng bị giảm sút, chứa vô số độc tố, khi cho tôm ăn dễ khiến tôm mắc bệnh đường ruột

• Thức ăn bám vào cầu, quạt, thành bạt,…thời gian dài bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ rơi vào hồ nuôi cho tôm ăn, khiến chúng mắc bệnh truyền nhiễm, hoặc xuất huyết đường ruột ở tôm

Tác nhân gây bệnh ruột cho tôm là do tảo rêu có trong ao nuôi

• Khi tôm ăn phải loài tảo độc trong ao. Nhất là loài tảo lam, tảo độc sẽ tiết ra enzyme gây tê liệt biểu mô ruột, dẫn đến ruột không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến tôm mắc bệnh phân trắng và phân đứt khúc khi tôm ăn. Tôm không thể tiêu hóa thức ăn được.

 • Bạt nuôi tôm bị nhờn, nấm đồng tiền ký sinh trên các thiết bị, dụng cụ dùng nuôi tôm, khiến tôm mắc bệnh đường ruột.

• Xuất hiện các loại tảo độc trong hồ nuôi tôm như tảo lam, tảo đỏ,… các tảo này tự bài tiết độc tố để tự bảo vệ. Tôm vô tình ăn phải sẽ bị nhiễm độc từ tảo,  biểu mô ruột tôm bị tổn thương nặng. Từ đó ruột không thể thực hiện chức năng của mình. Nó không hấp thụ được các chất dinh dưỡng tiêu hóa và những chất chứa trong đường ruột có thể bị rò rỉ ra ngoài đường ruột.

 

Ao nuôi tôm chuyển màu xanh vì tảo đóng dày

Ao nuôi tôm chuyển màu xanh vì tảo đóng dày

Tác nhân chọn con giống tôm có chất lượng không tốt

• Sự thay đổi của thời tiết cũng khiến tôm mắc bệnh. Mưa gió không ổn định, nắng nóng trong thời gian dài, trời quá lạnh cũng làm cho tôm kén ăn, bỏ ăn làm cho tôm mắc bệnh về ruột.

Tác nhân ký sinh trùng trong đường ruột của tôm

• Gregarine là loài sinh vật đơn bào có vòng đời phát triển bên trong vật chủ trung gian là ốc, trai, hến. Chúng thường sống ở đáy ao nuôi tôm. Khi tôm ăn phải các vật chủ trung gian này, ấu trùng sẽ vào bên trong ruột tôm và phát triển trong cơ thể tôm. Nếu mật độ ký sinh trùng này ngày càng nhiều lên, ruột tôm sẽ bị tắc nghẽn. Tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine sẽ không có tỷ lệ chết đáng kể. Nhưng nó sẽ chậm lớn (do ký sinh trùng hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột).

Điều này sẽ gây nên sự rối loạn đường ruột và hình thành các tổn thương trong đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập và gây bệnh. Vibrio thường thấy trong các ao nuôi tôm nước lợ và nước mặn. Khi môi trường nuôi tốt, Vibrio hiện diện ở mật độ thấp (≤102 CFU / mL) mà không gây bệnh cho tôm. Khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, mật độ vi khuẩn tăng cao. Chúng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho tôm.

Hầu hết các chủng vi khuẩn Vibrio đều có thể gây ra các bệnh về đường ruột, xâm nhập vào đường ruột, vi khuẩn gây viêm nhiễm và phá hủy thành ruột. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy sự đứt khúc ruột tôm khi nhìn dưới ánh nắng mặt trời.

 

Ao nuôi tôm chuyển màu xanh vì tảo đóng dày

Nhóm vi khuẩn Vibrio gây hại cho hệ tiêu hóa tôm

Các biểu hiện của tôm khi mắc bệnh đường ruột

• Tôm ăn ít hoặc không ăn gì, bơi lội chậm chạp, tấp mé bờ, tôm sẽ chậm lớn, sức khỏe kém hơn so với thông thường

• Đường ruột mỏng manh khiến tôm không hấp thụ được thức ăn. Tôm bị hoại tử đường ruột. Ruột tôm bị đứt  thành từng đoạn, không có thức ăn trong ruột tôm. Đường ruột có màu nhợt nhạt, con queo.

•  Khi có ánh sáng mạnh hoặc tiếng động lớn ở mặt ao nuôi thì tôm rất hoảng sợ.

• Trong tình huống tôm mắc bệnh nặng, tôm bị mủ phần cuối đuôi, tôm xuất hiện các đốm trắng, ruột có thể chảy máu.

• Khi kiểm tra, phân tôm không rã dễ dàng, ngắn, màu nhợt nhạt, khác với màu bình thường của phân

• Nếu tôm bị bệnh đường ruột mà ăn quá nhiều sẽ chết nhanh hơn và tăng cao hiện tượng chết 2 - 3 ngày. Khi tôm hết bệnh sẽ còn có nguy cơ còi cọc và teo gan. Như vậy cũng sẽ gây thiệt hại lớn nếu tôm khỏi bệnh.

 

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước

Giải pháp phòng trị bệnh đường ruột cho tôm

Để ngăn ngừa bệnh phân lỏng, phân trắng, đường ruột đứt khúc của tôm. Bà con cần thực hiện kết hợp giữa quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe đường ruột của tôm.

Chú ý giữ vệ sinh môi trường ao nuôi bằng phương pháp kiểm soát lượng thức ăn thả cho tôm và chất lượng thức ăn để tránh bị dư thừa hoặc chất thải tăng nhiều. Bổ sung men vi sinh Emic, men vi sinh EM gốc thường xuyên để giảm cặn bẩn trong ao, hạn chế sự phát triển của tảo độc và vi khuẩn gây bệnh

Xử lý nước cấp cẩn thận để tránh ô nhiễm. Vi khuẩn và tảo độc hại từ môi trường bên ngoài. Khi trong ao xuất hiện tảo độc cần khẩn trương cắt tảo, kiểm tra độ pH, độ kiềm và khoáng chất trong ao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho tôm.

Sau khi tôm lột vỏ xong, phải bổ sung ngay thảo dược R80 vào thức ăn trong thời gian từ 3 - 4 cử ăn đầu để tạo môi trường có lợi khuẩn cho đường ruột.

Giải pháp giảm tình trạng ruột tôm bị đứt khúc tối ưu

Ruột tôm bị đứt khúc chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy tôm đang mắc bệnh đường ruột. Khi thấy có tình trạng này xảy ra, bà con cần tìm cách giải quyết ngay trước khi quá muộn.

Đường ruột tôm bị đứt khúc vì vi khuẩn Vibrio spp

Bạn có thể trừ nhóm vi khuẩn Vibrio spp. trong nước bằng chất khử trùng. Hãy nhớ rằng những loại thuốc này có thể làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước ao. Do vậy, bạn sẽ cần chạy quạt và sục khí liên tục.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng phương pháp xử lý an toàn hơn là sử dụng các chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản. Sản phẩm thảo dược gan G80, thảo dược R80 giúp giảm bớt bệnh về đường ruột của tôm. Đây cũng là thuốc trị đường ruột cho tôm an toàn và dễ sử dụng được các chuyên gia khuyên dùng.

 

Tôm khỏe mạnh nhờ chữa bệnh đúng cách

Tôm khỏe mạnh nhờ chữa bệnh đúng cách

Cắt bớt tảo độc có trong ao nuôi tôm

Sự phát triển vượt trội của các loài tảo độc trong ao cũng là nguyên nhân chính gây bệnh đường ruột cho tôm. Ngoài ra, mật độ tảo quá dày cũng dẫn đến ao nuôi thiếu oxy, tảo nở hoa và chết. Hiện nay có 2 cách diệt tảo phổ biến nhất:

+ Sử dụng hóa chất: điểm cộng của phương pháp này là hiệu quả cao, tảo chết nhanh. Tuy nhiên, dùng hóa chất để diệt tảo là độc hại mà còn tiêu diệt luôn cả tảo có ích trong ao. Bên cạnh đó, tảo chết đồng loạt sẽ làm mất cân bằng ao nuôi, ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm. Vì vậy, bạn nên cân nhắc phương pháp này.

+ Sử dụng men vi sinh diệt tảo lục (tảo lam) trong ao nuôi tôm bằng men vi sinh được coi là hiệu quả và an toàn hơn so với sử dụng hóa chất. Vì các tế bào vi sinh vật có lợi kiểm soát tảo lục bằng cách cạnh tranh thức ăn và môi trường sống, tiêu diệt dần tảo độc.

Chọn dùng thức ăn chất lượng tốt, nâng cao sức đề kháng cho tôm

Cần chú ý sử dụng thực phẩm dành cho tôm có thương hiệu để đảm bảo dinh dưỡng phù hợp cho tôm nuôi. Ngoài ra, người chăn nuôi phải thường xuyên bổ sung vitamin (đặc biệt là nguyên liệu vitamin C) và nhóm chất khoáng để tăng sức đề kháng cho tôm.

Kết luận về bệnh đường ruột tôm dành cho tôm

Kháng sinh trị đường ruột cho tôm giúp chữa trị những căn bệnh về đường ruột cho tôm. Bà  con có thể dựa vào những kinh nghiệm trong bài viết để áp dụng trong vụ mùa của mình. Ngoài ra, nếu muốn dùng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho ruột gan của tôm. Bà con đặt mua tại Công ty Thiên Thảo Hân qua Hotline 0965.037.045. Chúng tôi luôn túc trực điện thoại để phản hồi Quý Khách.

Chia sẻ:
Copyright © 2021 chephamsinhhocBio | DMCA.com Protection Status
Zalo
Hotline tư vấn: 0963.548.881