Các loại hóa chất xử lý nước nuôi tôm có rất nhiều loại hàng hóa, mẫu mã và đa dạng thương hiệu. Người mua có thể gặp rắc rối khi không biết phải lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với mình. Dưới đây là bài viết về những loại hóa chất thường được dùng trong xử lý nước ao nuôi thủy sản. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Hóa chất Zeolite Nhật – hóa chất xử lý nước ao nuôi tôm
Hình ảnh sản phẩm Zeolite Nhật
Zeolite Nhật được sử dụng trong nuôi ao để giảm H2S, CO2 và amoniac. Trong ao nuôi dùng để làm sạch đáy ao. Vì các hạt zeolite có nhiều lỗ rỗng nên dễ hấp thụ khí độc. Đây là sự trao đổi giữa các ion có trong zeolite với zeolite có sẵn trong môi trường.
Kho hàng Zeolite Nhật
Cách sử dụng sản phẩm Zeolite
Cải tạo ao tôm dùng từ: 50 – 300 kg/ha. Ví dụ: diện tích ao nuôi là 2500m2 thì lượng thuốc khuyến nghị là 12 – 74kg/ao
Dùng trong ao cũ hoặc trước khi tạo màu nước nuôi tôm: 100 – 200 kg/ha. Do đó, diện tích ao nuôi 2500m2 thì liều dùng 25 – 50kg/ao
Giảm bớt hàm lượng khí độc (tức nồng đọ amonia) lúc ở đỉnh: 150 – 250 kg/ao. Tương đồng với 40 – 60 kg/ao có diện tích 2500m2
Ao cá nước ngọt có sản lượng lớn
>> Link sản phẩm: Zeolite Nhật Bản SiO2 bao 20kg - xử lý nước nuôi tôm thủy sản
Hóa chất Chlorine – hóa chất xử lý nước nuôi tôm
Chlorine có 2 dạng là Ca (OCl) 2 (canxi hypoclorit) và NaOCl (natri hypoclorit). Clo là một hợp chất oxy hóa mạnh, độc đối với tất cả các sinh vật và được sử dụng để khử trùng nước, ao, bể nuôi trồng và dụng cụ. Clorin có thể tiêu diệt tất cả các nhóm vi khuẩn, virus, tảo, sinh vật phù du trong môi trường nước. Trong môi trường nước mặn, clo nước lợ tồn tại ở hai dạng HOCl và OCl–; HOCl có tính độc đối với những sinh vật nhiều hơn OCl- gấp trăm lần.
Khi pH của môi trường thấp, dạng HOCl chiếm ưu thế, trong khi khi pH của môi trường cao, dạng OCl chiếm ưu thế. Do đó, clo hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường pH thấp hơn so với môi trường pH cao.
Các dòng Chlorine có trên thị trường
>> Tham khảo sản phẩm:
- Clorin Nippon 70% Nhật - Hóa chất xử lý nước thùng 45kg
- Chlorine Aquafit ORG Ấn Độ 70% giá rẻ thùng 45kg
Liều dùng của hóa chất chlorine
Chlorine là hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản. Do vậy, để không gây ảnh hưởng đến sinh vật trong hồ. Bà con cần dùng với liều lượng nhất định.
Liều lượng của chlorine được sử dụng phụ thuộc vào hàm lượng clo trong canxi hypoclorit và độ pH của môi trường, hàm lượng chất hữu cơ, độ trong của nước, amoniac,... Với hàm lượng clorin 60% (có trong canxi hypoclorit), liều dùng 50 - 100 ppm có thể được sử dụng để khử trùng đáy ao và 20 - 30 ppm là liều lượng để khử trùng nước ao. Đối với ao nuôi cá thì bà con có thể dùng liều 0,1 - 0,2 ppm
Dư lượng Chlorine còn trong nước có thể được khử bằng Na2S2O3 (Thiosulphat Natri) với tỷ lệ tối ưu 1 - 7 (Boyd, 1992).
Dùng hóa chất clorin hiệu quả
Hóa chất BKC – hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
BKC trong nhóm hóa chất độc đối với vi khuẩn, vi rút và nấm. Đối với một số ngoại ký sinh, nó hoạt động nhanh hơn so với formaldehyde. Đây là hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Liều dùng để cải tạo ao nuôi 3 - 5 ppm (mực nước trong ao khoảng 1030 cm). Có thể sử dụng biện pháp kiểm soát mầm bệnh ở mức 0,3 - 1,0 ppm (mực nước trong ao khoảng 1,0 m).
BKC tiêu diệt mầm bệnh trong ao. Nhưng nó cũng tiêu diệt các sinh vật khác nên dẫn đến thất thoát mầm bệnh. Hóa chất cũng có khả năng tiêu diệt được các bào tử
Sản phẩm BKC có màu trắng hoặc màu vàng. Hóa chất dạng lỏng và có khả năng tan được trong nước. Công thức hóa học: C21H38NCl. Hàm lượng hóa chất chiếm khoảng 80% min.
>> Mua sản phẩm: Hóa chất BKC 80 (Benzalkonium chloride) - Xử lý nước ao nuôi tôm cá
Sản phẩm Iodine – Xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản
Giống như clorin, Iodine là một chất oxy hóa mạnh có thể giết chết các sinh vật, vi khuẩn và vi rút. Tuy nhiên, dung dịch polyvinylpyrolidone iodide 10% có tác dụng diệt khuẩn khi có nhiều chất hữu cơ trong môi trường (không bị bất hoạt). Iodine 9000 có công dụng xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm được sử dụng làm chất khử trùng trong những trại ấp và ao nuôi với liều lượng 1 - 5 g/m3 nước.
Hình ảnh sản phẩm Iodine 9000
Liều dùng iodine trong các ứng dụng khác nhau
- Xử lý nước ao nuôi tôm: 0.3 – 0.5mg/L, 2 lần/tuần
- Xử lý nước trong ao nuôi cá: 0.5 – 1.0mg/L
- Xử lý nước lúc tôm ốm yếu: 0.5 – 1.0mg/L, dùng 3 ngày/lần
- Sát trùng dụng cụ nuôi thủy sản: ngâm trong Iodine từ 15 – 20 phút, nồng độ 500mg/L
- Xử lý bể nuôi thủy sản sau khi thu hoạch: tạt lên thành hồ, phơi nắng 2 – 3 ngày. Nồng độ 1/1000
Trại nuôi tôm lớn tại Miền Tây
Thuốc tím KMnO4 - Hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Thuốc tím (KMnO4) cũng là một chất có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ, vô cơ và diệt khuẩn. Thuốc tím KMnO4 được sử dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm và ngoại ký sinh (nhóm động vật nguyên sinh). Thuốc tím dùng ở nồng độ 12 ppm có tác dụng tăng DO và giảm chất hữu cơ trong ao (nồng độ COD cũng giảm nhẹ). Thuốc tím trong nước ở dạng MnO4–, cùng nồng độ 20ppm trong 1 giờ đồng hồ sẽ tiêu diệt được nhóm vi khuẩn dạng sợi và nhóm nguyên sinh động vật đang bám trên vỏ của tôm sú.
Thuốc tím KMnO4 có tính oxi hóa
Liều dùng thuốc tím KMnO4
Trong thực tế, liều dùng thuốc tím trong quá trình xử lý nước ở ao lắng thường khoảng từ 3 – 5ppm ( 3 – 5kg cho 1000m3)
Lưu ý khi sử dụng thuốc tím KMnO4
• Chỉ nên dùng KMnO4 ở bể lắng trong mô hình nuôi thay nước để oxy hóa chất hữu cơ và diệt khuẩn trong nước.
•Thuốc tím là chất oxi hóa mạnh. Nên cần bảo quản ở nơi tránh được ánh nắng trực tiếp và tránh nhiệt độ cao.
• Nên sử dụng thuốc tím ngay sau khi pha để tránh làm mất hoạt tính của thuốc.
>> Link mua sản phẩm: Thuốc tím Ấn Độ KMnO4 (kali pemanganat) - Xử lý nước ao nuôi thủy sản
Sản phẩm diệt cá tạp Saponin
Diệt cá tạp Saponin được chiết xuất từ rễ cây thuốc cá (Derris elliptica). Saponin có nhiều trong bã hạt chè thu được từ cây Camellia sp Rotenol. Trong ao nuôi thủy sản, đối với cá sản phẩm Saponin có tác dụng chống hô hấp cho cá. Nó là chất độc đối với cá nhưng lại không gây ảnh hưởng đối với loài giáp xác như tôm. Nên nó được dùng để diệt những loài cá tạp có trong ao nuôi. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trị bệnh mảng bám trên tôm (do các loài tảo và nhóm nguyên sinh động vật) tạo nên.
Liều lượng sử dụng là 2 - 3 ppm trong 24 giờ đồng hồ. Rotenol, Saponin giảm độc nhanh trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc nắng. Cần lưu ý là nếu loại Saponin nào làm cá chết ngay tức khắc, thì loại đó có sự pha trộn. Sử dụng sản phẩm không đảm bảo sẽ gây nguy hiểm đến tôm nuôi trong ao.
Sản phẩm Saponin diệt cá tạp trong ao
Sản phẩm EDTA - hóa chất xử lý nước ao nuôi tôm
EDTA là tên viết tắt của axit ethylene diamine tetraacetic. Đây là một axit hữu cơ mạnh. EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể hoặc bột màu trắng, không bay hơi và có khả năng hòa tan cao trong nước. Người ta sử dụng nó để xử lý kim loại nặng , cũng nhưgiảm độ cứng của nước trong các trại giống hoặc trại nuôi tôm.
Tác dụng của hóa chất EDTA
• Loại bỏ các kim loại nặng khỏi ao để tạo điều kiện cho tôm lột xác.
• Giảm mỡ nước, váng bọt, cặn bẩn lắng đọng và các chất lơ lửng trong ao, tiêu diệt độc tố tảo.
• Xả bùn giúp giải độc sau khi sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn, diệt giáp xác như sunfat đồng, clorin,… Chống sốc trước các biến đổi của môi trường (mưa, gió)
• Ổn định độ kiềm, pH trong ao nuôi
• Giảm phèn nhằm loại bỏ các khí độc như NO2, NH3, H2S,… trong ao nuôi để tôm không bị ngộ độc hoặc bị bệnh.
Liều dùng EDTA thích hợp
Để xử lý nước trong các trại nuôi tôm, liều EDTA thường được sử dụng là 5 - 10 ppm (5 - 10 kg trên 1000 m3). Khi xử lý nước trong nuôi tôm. Đặc biệt là đối với ao nuôi thủy sản có độ mặn thấp. Khi bị nhiễm phèn, sử dụng EDTA liều lượng cao hơn 25kg /1.000m3 để xử lý trước khi bón vôi để khử kiềm. Để tăng độ kiềm cho ao nuôi, có thể sử dụng edta với liều lượng ít hơn 0,5 - 1ppm (0.5 - 1kg/1000m3)
Hiện nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng EDTA không độc với môi trường và vật nuôi. Tuy nhiên, vì nó có tính axit nên bà con nên đeo găng tay bảo hộ và sử dụng với liều lượng thích hợp để tránh gây sốc cho vật nuôi thủy sản.
EDTA được bán trên thị trường
Chất trợ lắng PAC – hóa chất xử lý nước nuôi tôm
Bạn có biết rằng chất trợ lắng PAC là một loại hóa chất có tính chất keo tụ và tạo cặn, hỗ trợ trong xử lý nước thải, nước nuôi trồng thủy sản,...
PAC và thuốc tím thường được sử dụng song song với nhau để tạo hiệu quả cao trong xử lý nước ao nuôi tôm. PAC giúp keo tụ, thuốc tím cũng có đặc tính này và tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ đó, nguồn nước sẽ trở nên trong sạch hơn.
PAC có dạng bột và dạng lỏng. Sản phẩm thường có màu vàng chanh khi ở dạng bột. Bà con khi dùng sẽ cảm thấy tiện lợi vì dễ bảo quản và có thể pha chế theo liều lượng mình cần sử dụng.
PAC bột màu vàng
Những ưu điểm của chất trợ lắng PAC
• Dễ dàng hòa tan trong nước
• Keo tụ và lắng cặn trong nước hiệu quả
• Không làm giảm độ pH của nước
• Hoạt động trong khoảng pH 6.5 - 8.5 (Giới hạn pH trong nuôi tôm)
• Thời gian keo tụ nhanh, dễ lắng dưới đáy
Liều sử dụng chất trợ lắng PAC
Trong quá trình xử lý nước, người dùng cần sử dụng 5 -10ppm tương đườn 5 -10kg/ 1000m3). Liều lượng này được tính dựa vào chất lượng của nước và hàm lượng hữu cơ, phù sa của từng khu vực. Việc áp dụng hóa chất linh hoạt dựa vào thực tế.
Cần lưu ý: người dùng nên kết hợp chất trợ lắng PAC với thuốc tím để tăng thêm hiệu quả.
Kho hàng PAC số lượng lớn
Mua hóa chất xử lý nước nuôi tôm ở đâu?
Những sản phẩm được tổng hợp trong bài viết trên đây đều là những hóa chất xử lý nước nuôi tôm tối ưu nhất cho những trang trại nuôi trồng thủy sản. Bà con có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất để sử dụng.
Nếu bà con không biết tìm mua hóa chất xử lý nước nuôi tôm ở đâu thì hãy tìm đến Công ty Thiên Thảo Hân nhé! Chúng tôi chuyên phân phối những sản phẩm dùng trong thủy sản, nông nghiệp.
Gọi ngày đến Hotline 0965.037.045 của chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn.
Hóa chất thủy sản có thể bạn quan tâm:
- Chế phẩm xử lý phèn Aqua Cal+ thùng 30kg
- Khoáng tạt ao Rotamin bao 10kg
- Khoáng tạo ao Magie bao 25kg
- Khoáng tạt ao calcium chloride bao 25kg
- Sodium Bicar Z bao 25kg
- Xút vảy NaOH bao 25kg
- Các loại thảo dược tăng cường chức năng gan cho tôm (20.05.2022)
- Các loại khoáng đa lượng trong nuôi tôm không thể thiếu (17.05.2022)
- Hướng dẫn cách dùng mật rỉ đường trong nuôi tôm (16.05.2022)
- Các loại thảo dược trị bệnh gan cho tôm tốt nhất (13.05.2022)
- Hướng dẫn cách sử dụng BKC trong ao tôm thủy sản (12.05.2022)
- Cách xử lý chất lơ lửng trong ao tôm tốt nhất (12.05.2022)
- Nguyên nhân và cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm (12.05.2022)
- Các công dụng của xút vảy naoh trong đời sống (06.05.2022)