Các ứng dụng của mật rỉ đường không phải ai cũng biết

Các ứng dụng của mật rỉ đường không phải ai cũng biết

Ứng dụng của mật rỉ đường trong nhiều hoạt động trồng trọt – chăn nuôi rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa biết rõ từng ứng dụng của mật rỉ. Mật rỉ đường dù chỉ là nguyên liệu nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Hỗ trợ cho những thành phần chính đạt được hiệu quả tuyệt vời nhất. Dưới đây là những ứng dụng “xịn xò” của mật rỉ đường dành cho bà con đã được chephamsinhhocBio tổng hợp!

 

Mật rỉ đường được đóng chai

Mật rỉ đường được đóng chai

Tìm hiểu nguồn gốc của mật rỉ đường

Mật rỉ đường được sản xuất từ đâu?

Mật rỉ đường trong tiếng Anh là Molasses, hay gọi tắt là mật mía, là một  chất lỏng sền sệt màu đen rất đẹp, có vị ngọt, hơi đắng, có thể ăn được. Mật rỉ đường chính là phần cô đặc còn sót lại từ quá trình chiết xuất đường bằng phương pháp kết tinh và cô đặc. Mật rỉ là sản phẩm phụ của các nhà máy công nghiệp chiết xuất đường từ  nguyên liệu như mía đường, củ cải,… Ngoài ra còn phụ thuộc vào lượng đường chiết xuất cũng như loại phương pháp chiết xuất đường.

 

Mật rỉ đường làm từ mía có chất lượng tốt

Mật rỉ đường làm từ mía có chất lượng tốt

Cách dùng mật rỉ đường theo từng ứng dụng là gì?

Trong nuôi trồng thủy sản: quản lý độ pH trong ao nuôi; kiểm soát lượng khí độc NH3, NO3; dùng để ủ men vi sinh.

+ Ủ men vi sinh từ EM gốc sang EM thứ cấp:

Ủ từ EM gốc sang EM thứ cấp: Dùng 1lít EM gốc + 2 lít mật rỉ đường + 37 lít nước sinh hoạt khuấy đều rồi ủ trong vòng  2 đến 5 ngày.

+ Kiểm soát độ pH ao nuôi tôm:

* Sử dụng rỉ đường đúng liều lượng giúp ổn định pH, không để môi trường ao nuôi biến động lớn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

* Công thức: dùng 23kg mật rỉ đường trộn đều với 20 - 30 lít nước sinh hoạt rồi tát đồng đều trên toàn bộ ao lúc 8 - 9 giờ sáng. Tiếp đến, chạy quạt mạnh hoặc sục khí mạnh khí trong ao

+ Quản lý khí độc NH3 và NO2

* Mật rỉ đường dùng để cung cấp nguồn cacbon cho hoạt động sống của vi khuẩn dị dưỡng, qua quá trình nitrat hóa và khử nitơ, NH3 và NO2 được loại bỏ.

 * Công thức: dùng 2 - 3kg mật rỉ đường với 20 - 30 lít nước sinh hoạt trong ao và cho quạt nước chạy mạnh hoặc sục khí mạnh.

- Sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

* Ủ cỏ, rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò, dê, cừu: pha 20kg mạt rỉ đường với 20kg nước. Sau đó rắc đều 100kg rơm hoặc cỏ lên trên rồi dùng túi ni lông đậy kín bình. * Pha nước uống cho bò, dê, lợn trong giai đoạn vỗ béo: dùng 0,5 - 1kg /con mật rỉ đường pha với lượng nước vừa đủ cho gia súc uống hết trong ngày

* Giúp tăng tính ngon miệng: trộn mật rỉ đường liều 0,5kg cùng những loại thức ăn khó ăn khác để tăng thêm độ ngon miệng cho gia súc - gia cầm ăn nhiều hơn.

 

Dùng mật rỉ trong quá trình nuôi tôm

Dùng mật rỉ trong quá trình nuôi tôm

- Dùng trong ngành trồng trọt

+ Trong nông nghiệp: Chế phẩm mật rỉ đường được sử dụng cùng với chế phẩm EM,  nấm có ích như Trichoderma, Streptomyces,...để kích hoạt  những vi sinh vật này tăng hoạt tính để phân giải các chất và phân bón có hiệu quả.
+ Ngoài ra, mật rỉ đường còn được dùng để hỗ trợ cải tạo đất, giúp đất dễ thấm hơn, tăng sinh khối và hoạt hóa hệ vi sinh vật sẵn có trong đất để ức chế vi khuẩn có hại, phòng trừ bệnh hại cây trồng.

Các ứng dụng của mật rỉ đưởng trong đời sống sản xuất chăn nuôi

1. Công dụng của mật rỉ đường trong chăn nuôi

  • Trộn mật rỉ đường trực tiếp với thức ăn công nghiệp, lúa mì, bắp ngô, rơm, cám gạo,...Hoặc cũng có thể pha vào trong nước uống của gia cầm, gia súc, trâu bò.

Đây chính là cách thường dùng nhất khi dùng mật rỉ đường trong chăn nuôi. Rỉ mật trộn với cám giúp tăng độ ngọt và chất dinh dưỡng cho thức ăn, khuyến khích vật nuôi ăn nhiều hơn. Đồng thời, giúp bà con giảm chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, mật rỉ đường còn chứa nhiều khoáng chất, đa nguyên tố và vi lượng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi trang trại. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả chăn nuôi tốt hơn hết bạn nên sử dụng chế phẩm sinh học gốc EM1 kết hợp với mật rỉ đường để sản xuất chế phẩm sinh học men vi sinh thứ cấp EM2. Khả năng nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường cũng tốt hơn so với không dùng mật rỉ

 

Trộn mật rỉ đường cho gia súc ăn

Trộn mật rỉ đường cho gia súc ăn

Hướng dẫn sử dụng mật rỉ đường chuẩn ủ thức ăn cho vật nuôi

  • Dùng mật rỉ đường để ủ những nguyên liệu như ngô, bã sắn, cỏ xanh... cho gia súc ăn, dự trữ trong thời gian dài, phòng trường hợp có quá nhiều thức ăn, gia súc không ăn kịp hoặc do hạn hán, bão tố, nguồn cỏ bị cạn kiệt...

Có thể ủ cỏ theo công thức giản đơn sau: 100kg cỏ (thân cây ngô, cây mì ...) băm nhỏ + 3kg mật rỉ đường + một ít muối  => trộn đều rồi ủ trong túi ni lông nén chặt, không để lọt không khí vào. Khoảng 2 - 3 tuần cỏ úa vàng, có mùi chua chua như  dưa muối, bà con có thể cho trâu, bò... ăn được. Bên cạnh đó, còn có nhiều công thức khác mà chúng ta có thể kết hợp mật rỉ đường với chế phẩm sinh học EM1 hoặc cám gạo,... ủ cỏ cho gia súc ăn.

Công dụng của mật rỉ đường khi nuôi ruồi lính đen

• Một loài vật nuôi khác tuy mới xuất hiện nhưng cũng được nhiều người quan tâm và chăm sóc đó là ruồi lính đen. Tuy nhiên, khẩu phần ăn của ruồi lính đen chủ yếu chỉ gồm rau, củ, quả nghèo nàn, thức ăn hư hỏng. Thức ăn thừa, phế thải nông nghiệp như: vỏ đậu tương, cám gạo... khi cho ấu trùng ruồi ăn sẽ  sinh ra mùi hôi rất khó chịu và sinh ra nhiều loài vi khuẩn có hại.

• Con người có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng rỉ đường và chế phẩm sinh học EM1 ủ trong chế phẩm sinh học EM2 thứ cấp. Sau đó rắc lên thức ăn của ruồi để khử mùi hôi và cung cấp vi khuẩn có lợi,...dành cho cách nuôi ruồi lính đen khô.

• Là phương pháp nuôi ruồi lính đen ướt,  chúng ta có thể nghiền nhỏ thức ăn và trộn  với dung dịch EM2 thành hỗn hợp lỏng; Sau đó cho hỗn hợp lỏng này vào máng nuôi của ấu trùng, để ấu trùng chìm trong hỗn hợp. Chúng sẽ ăn thức ăn được xay nhuyễn trong hỗn hợp và không tạo nên mùi hôi. Nếu để lâu hỗn hợp sẽ bị khô, bạn có thể  thêm dung dịch EM2.

 

Ruồi lính đen trong tự nhiên

Ruồi lính đen trong tự nhiên

2. Mật rỉ đường pha chế EM dùng trong nông nghiệp

Cách sử dụng mật rỉ đường dùng trong nông nghiệp phổ biến nhất dưới đây:

• Bà con có thể pha loãng nguyên liệu mật rỉ đường với nước. Sau đó, dùng mật rỉ đường bón cây, tưới vào đất để tăng hoạt tính sinh học, cải tạo đất và tạo độ tơi xốp. Tuy nhiên, cách làm này có những tác hại nhất định vì mật rỉ đường có thể tạo ra vi sinh vật có lợi cho đất cũng như vi sinh vật có lợi có hại cho cây trồng. Nếu có thể, bà con nên hạn chế sử dụng phương thức này

• Giải pháp dùng mật rỉ đường hiệu quả nhất là dùng để kích hoạt men vi sinh như: EM1,… và những loại phân hữu cơ vi sinh như EMZONE, BIO...

Dùng kết hợp với chế phẩm sinh học

• Bên cạnh đó, bà con cũng có thể sử dụng mật rỉ đường kết hợp với các chế phẩm vi sinh hữu hiệu như: Emzone, Emic, ... để ủ phân hữu cơ từ các nguyên liệu như: phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu, đậu tương,...

Nguyên liệu mật rỉ đường sẽ là nguồn cung cấp năng lượng bổ sung cho vi sinh vật trong quá trình nhân lên và phân hủy những chất hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng mà chúng có ít. Bằng cách này, chúng ta có thể đảm bảo rằng phân bón và chế phẩm sinh học tưới vào đất đều là vi sinh vật có lợi. Bên cạnh đó, giúp hạn chế hoạt động của những vi sinh vật có hại, giúp cải tạo môi trường đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng,...

 

Sử dụng kết hợp mật rỉ đường cùng emic

Sử dụng kết hợp mật rỉ đường cùng emic

3. Công dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm thường có nhiều cách đi kèm với nhiều công dụng khác nhau.

Hỗ trợ quản lý khí độ NO2 và khí NH3

Dùng mật rỉ đường trong nuôi tôm giúp bà con kiểm soát NH3 và NO2 hiệu quả. Có lẽ nhiều người nuôi chưa biết, tôm chỉ hấp thụ được  20 - 30% lượng thức ăn đưa vào cơ thể, phần còn lại thả vào ao nuôi. Tại thời điểm này, nước ao nhận được khoảng 50%  lượng thức ăn dư thừa.Từ đó chuyển hóa thành khí độc  NH3 và NO2.

Sự hiện diện của khí độc trong ao nuôi tôm sẽ  ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của tôm nuôi. Thậm chí tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh: xoăn đuôi, hội chứng gan tụy cấp, đỏ thân và hoại tử cơ...

Trong trường hợp này, việc áp dụng nguyên liệu mật rỉ đường trong nuôi tôm được thúc đẩy rất nhiều nhờ tạo ra cacbon và nitơ để tổng hợp protein. Mục đích của quá trình này là loại bỏ khí độc trong môi trường ao nuôi. Liều lượng sử dùng 30lít / ha tùy theo nhu cầu. Nhiều thí nghiệm cho thất rằng mật rỉ đường rất hữu ích, an toàn, hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí

Quản lý nồng độ pH có trong ao nuôi

Trong quá trình nuôi tôm, nồng độ pH đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi. pH thích hợp dao động từ 7,8 - 8. Khi pH dao động quá cao hoặc quá thấp có thể gây chết tôm.

Kiểm soát độ pH là một trong ba tác dụng của mật rỉ đường đối với quá trình nuôi tôm. Độ pH cao thường do mật độ tảo quá cao khiến tảo tiêu thụ một lượng lớn carbon, làm giảm độ chua của nước và tăng độ pH. Áp dụng nguyên liệu mật rỉ đường trong nuôi tôm sẽ giúp tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả với tảo về nguồn cacbon. Do đó, rỉ mật được sử dụng để ổn định pH trong ao nuôi tôm hiệu quả cao và không gây hại đến tôm nuôi.

 

Kiểm soát nồng độ pH trong ao tôm

Kiểm soát nồng độ pH trong ao tôm

Nuôi men vi sing trong quá trình xử lý nước

Việc nuôi cấy vi sinh cũng là một tác dụng của rỉ mật trong nuôi tôm được người nuôi trồng thủy sản chú trọng. Rỉ mật được ủ với men vi sinh ở công đoạn lọc nước. Tùy từng loại men vi sinh mà liều lượng mật rỉ đường cần sử dụng sẽ không giống nhau. Bà con cần chú ý đến lượng oxy trong ao nuôi tôm đã đủ chưa khi bón mật rỉ đường vào ao.

4. Hướng dẫn ủ EM gốc thành EM thứ cấp trong quá trình nuôi thủy sản

Như các bạn đã biết, khả năng ứng dụng của EM gốc rất cao trong cả nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Với những hiệu quả mà EM mang lại trong thời gian qua, không có một nông dân nào không muốn  sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay giá thành của EM gốc còn cao nên công đoạn ủ phụ giúp đỡ tốn kém mà hiệu quả vẫn mang lại cao. Mật rỉ đường trong quy trình ủ thứ cấp EM gốc là một nguyên liệu có giá thành rẻ nhưng rất cần thiết cho vi khuẩn có lợi sinh sôi.

Cách ủ chuẩn xác

1 lít EM gốc + 18 lít nước sạch  + 1,2 kg  rỉ đường = 20 lít EM thứ cấp

Sau đó khuấy đều, lắc đều rồi đậy nắp lại, ủ 7-10 ngày rồi sử dụng. Lọ 1lít để đựng rỉ đường và chế phẩm EM gốc, phễu khuấy bằng tre (không dùng thanh sắt hoặc các dụng cụ bẩn, gỉ khác để khuấy vì không tốt cho sự phát triển của vi sinh vật).

 

Phối hợp EM gốc cùng với mật rỉ đường

Phối hợp EM gốc cùng với mật rỉ đường

5. Công dụng của mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Để có thể sử dụng phương pháp vi sinh để xử lý nước thải, thì loại nước thải phải đạt chỉ số BOD/COD > 0,5. Tỷ lệ BOD/COD càng cao thì thành phần dinh dưỡng trong nước thải đối với vi sinh vật càng cao. Tuy nhiên, có một số loại nước thải chứa rất ít chất hữu cơ hòa tan nên tỷ lệ BOD/COD rất thấp, không thể xử lý sinh học được. Để cải thiện con số này,  bà con có thể bổ sung mật rỉ đường để cải thiện chất hữu cơ hòa tan trong nước thải và do đó làm tăng BOD/COD.

Quá trình dùng mật rỉ đường xử lý nước thải chỉ nhằm mục đích duy nhất là cung cấp nguồn cacbon cơ chất cho vi sinh vật, thành phần dinh dưỡng của tế bào  vi sinh vật bao gồm 3 nguyên tố chính cacbon - nitơ - photpho. Tuy nhiên, tỷ lệ nitơ và photpho rất nhỏ so với thành carbon. Thông thường, trong nước thải, giá thể nitơ và photpho luôn dư thừa so với lượng cacbon, tỷ lệ vàng C: N: P = 100: 5: 1 nên chỉ cần bổ sung cacbon để cây phát triển tốt bổ sung hệ vi sinh.

 

Sử dụng trong hệ thống xử lý nước

Sử dụng trong hệ thống xử lý nước

Có hai giai đoạn bổ sung mật rỉ đường xử lý nước thải

• Giai đoạn đầu canh tác: hiện nay, chúng ta đang canh tác bằng nước sạch, không còn nước tồn đọng trong hệ thống nên cần bổ sung đầy đủ lượng cơ chất, ở giai đoạn này lượng cơ chất cần thiết để bổ sung là 5 - 6kg/100m3/ngày. Bà con cần chú ý bổ sung liên tục.

Hoạt động bổ sung liên tục này khiến nước trong bể vi sinh có màu vàng của mật mía. Nếu màu nhạt thì không vấn đề gì. Nếu màu đậm, bà con chỉ cần giảm lượng mật đường cho vào. Sau 10 - 15 ngày canh tác, hệ thống có thể bắt đầu cho nước thải chảy vào (chỉ cần thêm tối đa 10% tải mỗi ngày cho đến khi đạt đầy tải). Lúc này, một lượng chất dinh dưỡng nhất định cần được bổ sung theo dòng nước thải. Từ đó lượng mật rỉ đường được giảm bớt và bổ sung ở lần ổn định tiếp theo liều lượng bổ sung.

• Sau khi hệ thống lọc nước ổn định, lượng mật rỉ đường giảm (do một phần chất dinh dưỡng được bổ sung trong nước thải đầu ra). Liều lượng bổ sung khoảng 12kg/100 m3 nước thải, tần suất bổ sung là 23 lần một tuần. Nếu hệ thống đầy tải mà nước  chỉ hơi ngả vàng thì chúng ta chỉ cần giảm lượng rỉ đường cho vào, nước sẽ trong và đạt tiêu chuẩn đầu ra.

 

Xử lý nước ao nuôi

Xử lý nước ao nuôi

Điều cần lưu ý khi dùng mật rỉ đường trong quá trình xử lý nước thải

Nguyên liệu mật rỉ đường là nguồn cơ chất, là nguồn thức ăn chính của vi sinh vật. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng là điều kiện cần thiết để vi sinh vật phát triển nhanh chóng. Do đó, cho nhiều mật đường không có nghĩa là lượng vi khuẩn sẽ có tốc độ phát triển sẽ tăng nhanh hơn. Rồi từ đó mà rút ngắn thời gian canh tác. Vi sinh vật cần đủ thời gian để đạt được mật độ sinh trưởng mong muốn. Ngược lại, nếu cho quá nhiều mật đường sẽ sinh ra dư thừa chất hữu cơ là dịch mật. Mật rỉ đường hòa tan nhiều trong nước gây nên nguồn ô nhiễm thứ cấp.

Ngoài ra, mật rỉ đường có khả năng phân hủy hữu cơ nên trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh ra mùi hôi thối khiến nước có màu đen.

 

Nước ao nuôi ngả vàng do màu mật rỉ đường

Nước ao nuôi ngả vàng do màu mật rỉ đường

Bà con lưu ý khi dùng mật rỉ đường trong các lĩnh vực

• Bà con nên đun sôi mật mía trước khi sử dụng nhằm mục địch diệt vi khuẩn có hại trong mật… Trong quá trình đun phải cho nước vào mật để mật không bị khét, ảnh hưởng đến chất lượng.

• Hạn sử dụng tốt nhất đối với mật rỉ  là: 1 năm. Mật mía được bảo quản lâu ngày cũng hư hỏng, nhầy nhụa và có mùi khó chịu...

Như các bạn thấy,  nguyên liệu mật rỉ đường được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và chăn nuôi nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành phải chăng, giúp giảm thời gian ủ phân hữu cơ, cung cấp nguồn phân bón sạch và tận dụng phế phẩm... trong sản xuất và chăn nuôi, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Hệ thống nuôi tôm có quy mô lớn

Hệ thống nuôi tôm có quy mô lớn

Công ty bán mật rỉ đường giá rẻ chất lượng tại TPHCM

Mật rỉ đường có tính ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Mỗi ngành ứng dụng của mật rỉ đường thì sẽ có liều lượng sử dụng riêng nên bà con cần cân nhắc sử dụng cho chuẩn xác. Sử dụng mật rỉ đường chất lượng của Công ty Thiên Thảo Hân cũng là một yếu tố quan trọng giúp quá trình dùng mật rỉ đường hiệu quả hơn. Sản phẩm mật rỉ đường của chúng tôi đều được khách hàng tin dùng và gửi lời khen ngợi. Bà con đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Hotline 0965.037.045  cho chúng tôi để đặt mua nguyên liệu mật rỉ đường nhé!

Link sản phẩm: Mật rỉ đường can 40kg

 

Mật rỉ và các chế phẩm sử dụng liên quan:

SẢN PHẨM XUẤT XỨ QUY CÁCH LINK SP
Nấm Trichoderma Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Men xử lý nước thải EMIC Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam can 20 lít Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam can 5 lít Chi tiết
Đạm cá cô đặc BIO Việt Nam chai 1 lít/can 5 lít Chi tiết
Mật rỉ đường  Việt Nam can 40kg Chi tiết
Chia sẻ:
Copyright © 2021 chephamsinhhocBio | DMCA.com Protection Status
Zalo
Hotline tư vấn: 0963.548.881