Cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm là điều vô cùng cần thiết. Độ kiềm trong nước tăng – giảm vì có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, độ kiềm này dù cao hay thấp thì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của tôm. Nắm chắc trong tay bí kiếp quản lý độ kiểm trong ao nuôi luôn ổn định chính là đảm bảo khả năng sống khỏe của tôm.
Nước có độ kiềm cao
Độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì?
Độ kiềm khác với độ pH. Trong khi, pH cho biết dung dịch có tính axit hay bazơ, thì độ kiềm cho biết dung dịch có thể giữ được bao nhiêu axit mà không làm thay đổi độ pH. Về cơ bản, người ta nói về khả năng đệm của một dung dịch (còn gọi là nước). Do đó, các dung dịch có độ kiềm thấp có khả năng đệm kém hơn và sẽ thay đổi pH khá nhanh khi thêm axit. Ngược lại, các mẫu có độ kiềm cao có khả năng đệm ít nhiều bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung axit. Bạn cần thêm nhiều axit hơn để có được sự thay đổi pH tương tự như mẫu có độ kiềm thấp.
Độ kiềm của nước về cơ bản là do muối của axit yếu và bazơ mạnh tạo ra. Những chất này hoạt động như chất đệm để ngăn độ pH giảm quá xa khi axit được đưa vào nước. Vì vậy, độ kiềm cũng là một thước đo khả năng đệm của nước và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước cấp và nước thải.
Độ kiềm của nước trong ao nuôi
Độ kiềm rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Từ nuôi trồng thủy sản đến mạ điện, rồi đến xử lý nước. Tất cả đều yêu cầu kiểm tra độ kiềm. Việc không xác định độ kiềm của nước ở nhiều khu vực có thể dẫn đến tai nạn và hư hỏng liên quan. Tăng nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả của sản phẩm cuối cùng. Theo dõi độ kiềm chính xác có thể tiết kiệm cho người dùng và người vận hành thời gian, vật liệu và tiền bạc.
Phương pháp xác định độ kiềm chuẩn xác cho người nuôi thủy sản
Độ kiềm rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Từ nuôi trồng thủy sản đến mạ điện, rồi đến xử lý nước. Tất cả đều yêu cầu kiểm tra độ kiềm. Việc không xác định độ kiềm của nước ở nhiều khu vực có thể dẫn đến tai nạn và hư hỏng liên quan. Tăng nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả của sản phẩm cuối cùng. Theo dõi độ kiềm chính xác có thể tiết kiệm cho người dùng và người vận hành thời gian, vật liệu và tiền bạc.
Độ kiềm được điều chỉnh bởi các ion kiềm và kiềm thổ Na +, K +, Ca2 +, Mg2 + có trong nước; kết hợp với axit yếu. Độ kiềm được biểu thị bằng mg/l CaCO3
Đo độ kiềm trong nước
Nguyên nhân làm tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm
Có nhiều nguyên nhân khiến độ kiềm trong nước tăng cao. Dưới đây là một số lý do thường thấy nhất:
- Mật độ tảo có trong ao nuôi cao. Quá trình quang hợp của tảo trong ao sẽ khiến cho độ kiềm tăng nhanh
- Do người nuôi bón vôi vào ao nuôi quá mức khiến cho nguồn nước cấp vào ao nuôi có độ kiềm cao
- Độ kiềm trong ao nuôi cao từ 200 – 300 mg/L CaCO3. Độ pH > 8.5 sẽ gây ra sự ngăn cản cho quá trình lột xác của tôm.
Nếu ao nuôi của bạn xảy ra tình huống độ kiềm cao, thì cần phải tìm cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm.
Mức độ ảnh hưởng của kiềm đến nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, sự thay đổi độ kiềm của môi trường nước ảnh hưởng đến các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và sức khỏe của thủy sản. Khi độ kiềm dao động mạnh, tôm và cá có thể bị sốc, suy nhược và ngừng ăn. Nếu độ kiềm cao trong thời gian dài sẽ làm tôm chậm lớn, còi cọc, dễ nhiễm bệnh và khan hiếm.
Ảnh hưởng đến nuôi cá
Độ kiềm quan trọng khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Khi thay đổi độ kiềm một cách đột ngột, cá trong ao có thể bị stress và chết.
Tuy nhiên, ảnh hưởng quan trọng nhất là ảnh hưởng gián tiếp của độ kiềm qua môi trường nước. Độ kiềm ảnh hưởng đến nồng độ các chất dinh dưỡng hòa tan, độ cứng của nước, thành phần các chất độc. Độ kiềm càng cao thì hàm lượng amoniac không phân ly (NH3) càng cao và rất có hại cho cá. Giá trị pH phụ thuộc vào độ cứng và độ kiềm của nước. Độ cứng và độ kiềm ổn định, ít thay đổi pH, pH ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cá cảnh, bệnh tật, hình thành màu sắc ...
Khi độ kiềm cao, cá sẽ tăng mạnh trao đổi chất, tiêu hao nhiều năng lượng. Cá chậm lớn, hao hụt nhiều. Khi độ kiềm cao thì chất kiềm cũng phá hủy mang và da của cá.
Độ kiềm từ 20 – 150 mg/L thì sẽ thích hợp cho phiêu sinh vật và cả tôm cá
Cá mắc bệnh do độ kiềm cao quá mức
Ảnh hưởng đến nuôi tôm
Trong ao nuôi tôm, độ kiềm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự dao động pH trong ao. Đồng thời, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm nuôi.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở mức hợp lý là 120-180 mg CaCO3 mg/L và độ kiềm trong ao nuôi tôm sú là 80 - 120 mg CaCO3 /L. Nếu độ kiềm biến động quá mức chịu đựng được. Tôm sẽ bị stress và thậm chí là chết.
Trong hệ thống ao nuôi tôm, độ kiềm nên được kiểm tra hàng tuần. Đặc biệt ở những ao có độ mặn thấp hoặc nước có độ kiềm thấp hoặc nuôi trai, ốc, vẹm trong ao nuôi tôm thì độ kiềm nên được đo thường xuyên hơn để điều chỉnh mức độ cho phù hợp.
Một khía cạnh quan trọng khác của quản lý ao nuôi tôm là biết cách điều chỉnh khi độ kiềm cao hoặc thấp. Việc kiểm soát độ kiềm và các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nó đến sức khỏe tôm chính là yếu tố quan trọng quyết định năng suất tôm.
Tôm bị mềm vỏ do độ kiềm cao
Cách hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm
Những cách chung dưới đây đều được áp dụng để giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm
Giảm mật độ tảo bằng cách thay nước hoặc sử dụng chất diệt tảo có thể làm giảm độ kiềm, nhưng điều này không được khuyến khích vì nó có thể làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong ao và gây căng thẳng cho tôm.
Sử dụng canxi cacbonat có thể làm giảm độ kiềm. Vì nó là nguồn cung cấp ion canxi. Sử dụng phương pháp này có thể làm giảm độ pH trong quá trình quang hợp vì khi nồng độ của ion canxi tăng lêncác chất cacbonat và phốt pho vô cơ được kết tủa.
Với mục đích giảm độ kiềm, cần thay nước 3 lần /tuần (khoảng 20 - 30%).
Trường hợp ao không có khả năng thay nước được. Thì hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý cắt tảo trong ao. Sau 2 ngày để phân hủy xác tảo chết dưới đáy ao.
Hạ độ kiềm ao nuôi
Hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm từng cách cụ thể
- Thay nước trong ao nuôi
Thay nước ao để hạ độ kiềm rất dễ dàng. Đặc biệt nếu đó là ao đã qua xử lý. Để giảm độ kiềm, bà con thay nước 3 lần/tuần. Lượng nước khoảng 20 - 30% lượng nước ao nuôi để ngăn chặn mầm bệnh nguy hiểm xâm nhập và gây hại cho tôm. Thay nước ao có hiệu quả nhưng có thể dễ gây sốc và căng thẳng cho tôm. Vì vậy, nếu độ kiềm không cao hơn mức an toàn, hãy kiểm soát tảo để giảm kiềm trong ao
Thay nước trong ao nuôi
- Do tảo cần được kiểm soát để giảm độ kiềm trong ao nuôi nên bà con nên sử dụng vi sinh xử lý tảo để khử tảo và nhiều lợi ích khác như:
• Hấp thụ nhanh các khí độc trong nguồn nước giúp khử tảo, cấp cứu tôm cá kịp thời khi nổi đầu và tấp mé vì khí độc NH3, H2S, NO3
• Phân hủy nhanh thức ăn thừa và phân tôm cá
• Lắng đọng các chất hữu cơ trôi nổi trong nước, lọc nước, cải thiện và ổn định chất lượng nước
• Làm sạch chất nhờn và phù sa trong ao lót bạt
• Kích thích sự phát triển của vi sinh vật có ích lợi dưới đáy ao nuôi
- Sử dụng sản phẩm EDTA:
EDTA là từ viết tắt của axit ethylenediaminetetraacetic. Hóa chất là một axit hữu cơ mạnh. EDTA cùng với các muối của nó thường ở dạng bột hay tinh thể màu trắng, không bay hơi và có khả năng hòa tan cao trong nước. Người ta sử dụng nó để xử lý kim loại nặng. Đồng thời, giảm độ cứng của nước trong những trại giống hoặc trại nuôi tôm.
Để xử lý nước trong trại nuôi tôm, liều lượng EDTA thường được áp dụng là 5 - 10ppm (1ppm = 1kg/1000m3). Đối với tình huống nhiễm phèn thì dùng liều lượng cao hơn: 25 kg/1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để tăng độ kiềm cho ao nuôi. Liều thấp hơn 0,5 - 1 ppm (1 ppm xấp xỉ 1 kg/1000 m3).
>> Link mua sản phẩm: EDTA 4NA Nhật Bản bao 25kg
Dùng EDTA giúp tôm to khỏe
Kết luận
Độ kiềm trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tôm. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bà con nhiều thông tin bổ ích. Bà con có thể áp dụng theo để giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm của mình.
Nếu bà con cần tìm mua sản phẩm hạ kiềm cho ao nuôi thủy sản. Thì tìm đến Công ty Thiên Thảo Hân nhé! Với kinh nghiệp dày dặn trong nghề, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách sản phẩm hạ kiềm phù hợp nhất. Mọi sản phẩm tại công ty chúng tôi đều được đảm bảo tốt nhất về chất lượng và giá cả. Khiến khách hàng hoàn toàn yên tâm khi mua sắm sản phẩm của chúng tôi.
Liên hệ ngay Hotline Chephamsinhhocbio 0965.037.045 để được tư vấn!
- Cách xử lý nước xanh trong ao nuôi tôm hiệu quả nhanh chóng (25.08.2022)
- Cách sử dụng povidone iodine trong nuôi trồng thủy sản (08.08.2022)
- Cách sử dụng đồng sunfat trong ao tôm chi tiết (18.07.2022)
- Ứng dụng của đồng sunfat dùng để làm gì trong đời sống? (11.07.2022)
- Nước ao nuôi tôm bị phát sáng nguyên nhân là vì đâu? (05.07.2022)
- Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách chữa trị (23.06.2022)
- Cách sử dụng các hóa chất diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản (21.06.2022)
- Cách gây màu nước bằng cám gạo cho ao nuôi tôm cá (20.06.2022)