Độ kiềm trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng, quyết định tình trạng sức khỏe của tôm. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến sức khỏe bên trong thì môi trường nước cũng giữ vị trí cần thiết. Không giống với những loài động vật khác. Tôm có cấu tạo cơ thể và đặc trưng riêng biệt của mình. Tìm hiểu chi tiết về tôm sẽ giúp cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng của bạn dễ dàng hơn nhiều.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm ảnh hưởng như thế nào đến tôm thẻ chân trắng?
Tuy không ảnh hưởng trực tiếp lớn đến tôm nuôi nhưng sự thay đổi độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng lại ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác của nước như pH, mật độ tảo, khí độc,… và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm. Độ kiềm cao, độ pH ít thay đổi nhưng chậm lớn, khó lột xác và vỏ cứng. Khi độ kiềm trong ao thấp thì pH thấp. Tôm thẻ chân trắng sẽ dễ bị stress, phát triển chậm, tỷ lệ chết tăng cao.
Độ kiềm trong ao nuôi thường giảm nhiều vào mùa mưa. Tôm cũng thường chậm lột xác, chậm lớn, tỷ lệ sống giảm nhiều. Có tình trạng tôm bị ảnh hưởng bởi bệnh mềm vỏ kéo dài.
Thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Những nguyên nhân làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì?
Độ kiềm trong ao tôm thấp
- Bởi do vẹm, hến, ốc, nhuyễn thể 2 mảng ăn tảo cùng hấp thụ muối cacbonat có trong ao tôm
- Do nguồn nước có độ kiềm thấp sẵn đó
- Ao nuôi trong tình trạng đóng rong, không có rong nổi. Nếu trong tình trạng này thì cần diệt rong trước khi nâng kiềm cho ao nuôi tôm
- Đáy ao tôm bị nhiễm phèn
Độ kiềm trong ao tôm cao
- Do bón vôi quá mức, nguồn nước cấp vào ao tôm có độ kiềm cao
- Mật độ tảo trong ao tôm dày đặt, quá trình quang hợp của tảo khiến kiềm trong ao tôm thẻ chân trắng tăng nhanh
- Lúc độ kiềm trong ao nuôi cao (200 – 300mg/L CaCO3, độ pH >8,5) thì quá trình lột xác của tôm sẽ bị ngăn cản
Bón vôi xuống đáy ao
Ảnh hưởng của độ kiềm trong ao nuôi tôm có mối quan hệ mật thiết đến tốc độ tăng trưởng của tôm. Đây cũng chính là một trong số những tác nhân gây ảnh hưởng đến yếu tố khác như: mật độ tảo, độ pH,...Độ kiềm trong ao nuôi tôm thích hợp trong khoảng 80 – 150pp để đảm bảo tốt nhất cho tốc độ tăng trưởng của tôm.
Hướng dẫn cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm chuẩn xác nhất như thế nào?
Cách tăng kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng tốt nhất là sử dụng vôi bột. Liều lượng phù hợp để bổ sung từ 2 – 3kg/m3 nước hòa tan phối hợp với khoáng nước. Tiếp đến tạt đến ao vào lúc 10 giờ tối. Tạt đều liên tục trong 2 – 3 ngày giúp tăng độ kiềm trong nước. Song song đó, người nuôi cũng cần bổ sung thêm khoáng tăng kiềm trong ao nuôi tôm như Sodium Bicar Z, các loại vitamin như: vitamin C trong thức ăn để nâng sức đề kháng của tôm lên.
Cách giảm kiềm trong ao tôm thẻ chân trắng chính là thay nước 3 lần/tuần, thay khoảng 20 – 30 % lượng nước trong ao để giảm độ kiềm. Thay thế bón vôi bằng sản phẩm EDTA, dùng vào buổi tối với liều lượng 1kg/1000m2. Trong trường hợp ao tôm không thể thay nước, bà con tiến hành quạt nước vào ban ngày. Cắt tảo trong ao tôm và dùng các chế phẩm sinh học để phân hủy xác tảo an toàn, ổn định môi trường nước. Dùng giấm ăn với liều dùng 1lit/1000m3 nước. Đo độ kiềm trong nước ao sau 2 giờ, cân chỉn liều giấm dùng cho phù hợp.
Trường hợp ao nuôi có ốc, vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh
Đối với tình huống trong ao nuôi tôm có xuất hiện vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh, ốc thì bà con nên dùng chế phẩm vi sinh hay diệt giáp xác để loại bỏ chúng an toàn.
Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến nghị bà con nên dùng thêm những loại chế phẩm vi sinh để tạo ra những vi sinh vật có lợi trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Bổ sung thường xuyên ion khoáng vi lượng trong khẩu phần ăn để kích thích quá trình lột vỏ của tôm đồng loạt. Hỗ trợ tạo vỏ nhanh, vi sinh cũng giúp tạo màu tảo để tăng độ kiềm của ao tôm.
Rong đóng dưới đáy ao tôm
Những điều nào cần lưu ý khi tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm?
Vai trò của độ kiềm trong ao nuôi tôm giữ vị trí vô cùng quan trọng. Với phương pháp tăng độ kiềm chính xác sẽ giúp bà con cải thiện được tình hình ao nuôi thiếu – dư kiềm. Bà con cần cải tạo ao nuôi ngay từ ban đầu bằng những bước sau đây:
- Khắp đáy ao được rải đều vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh. Ổn định độ chua của ao và giúp nền đáy ao tơi xốp hơn nhiều. Liều vôi bón trong khoảng 30 – 40kg/100m2. Đối với những ao cao, không tát cạn được thì dùng 40 – 50kg/100m2.
- Sau khi đã tẩy vôi xong từ 3 -5 ngày, người nuôi tiến hành bón lót cho ao nuôi của mình bằng cách rải đều vôi khắp ao tôm thẻ chân trắng. Như vậy sẽ giúp quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm.
- Phơi đáy ao tôm: dựa vào điều kiện, thời tiết mà người nuôi có thể chọn phơi đáy ao từ 7 – 10 ngày. Phơi đến khi tình trạng nứt thẻ chân chim xuất hiện là được. Hành động phơi đáy ao này giúp tận dụng những bức xạ tia cực tiếm để diệt khuẩn cùng những mần bệnh khác.
- Tiến hành lấy nước lần 1 khoảng từ 30 – 50cm và để trong 3- 5 ngày sau khi có ánh nắng chiếu xuống giúp màu ao nhanh lên hơn.
Ốc, vẹm có trong ao tôm
Liên hệ chephamsinhhocBio để mua sản phẩm
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và hướng dẫn cách tăng độ kiềm trong ao tôm chúng tôi gửi đến quý vị. Ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn thì quý bà con cũng nên sử dụng những sản phẩm đã kể trên để đạt hiệu quả tốt nhất. Để đặt mua những sản phẩm có trên, mời bà con liên hệ Hotline 0965.037.045 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Đặt mua sản phẩm:
- Sodium Bicarbonate (Bicar Z) dùng trong ao nuôi tôm thủy sản
- Nguyên liệu Vitamin C (Ascorbic acid) 99% thùng 25kg
- Các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá vào mùa mưa (25.10.2022)
- Nguyên nhân và cách làm giảm độ pH trong nước nuôi cá (24.10.2022)
- Nguyên nhân và cách làm tăng độ pH trong nước nuôi cá (24.10.2022)
- Nguyên nhân tôm bị rớt đáy và cách xử lý (22.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột dính vỏ và cách xử lý (20.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột chết cục thịt và cách xử lý (18.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ và cách khắc phục (18.10.2022)
- Cách làm tôm nhanh cứng vỏ và khoáng cứng vỏ tôm (14.10.2022)