Cách nhận biết tôm thiếu khoáng chuẩn xác sẽ giúp bà con cải thiện được tình trạng còi cọc, lờ đờ của tôm rất nhiều. Bên cạnh việc phòng bệnh cho tôm, thì quá trình chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho tôm là vô cùng cần thiết. Tôm là loài giáp sát. Chúng có những đặc trưng khác so với những loài động vật khác. Do đó, quá trình thâm canh tôm cũng cần có sự hiểu biết về tôm thì tôm mới lớn khỏe được. Vậy liệu bạn có tự tin rằng kiến thức nuôi tôm của mình đã đủ chưa? Nếu chưa, bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm cách nhận biết tình trạng thiếu khoáng của tôm và cách giải quyết phù hợp nhất nhé!
Tôm ốm yếu do bị thiếu khoáng
Tìm hiểu khái niệm của khoáng chất
Khoáng chất còn được gọi là chất khoáng. Đây là nhóm chất không tạo ra năng lượng nhưng đóng giữ nhiều vai trò và chức năng quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế, có khoảng 60 nguyên tố. Những chất có hàm lượng lớn được xếp vào nhóm nguyên tố vĩ mô như Ca, P, Mg, K. Những chất có hàm lượng thấp được xếp vào nhóm vi lượng như I, F, Cu, Co, Mn, Zn...
Tương tự như cơ thể người và nhiều loài động vật khác. Tôm cũng cần được bổ sung khoáng chất để có thể phục vụ cho nhiều hoạt động của cơ thể. Đầy đủ chất dinh dưỡng chính là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng của tôm. Để bổ sung khoáng cho tôm, bà con cần cách nhận biết tôm thiếu khoáng.
Các nhóm khoáng chất có trong thực tế
Lý do tôm cần được bổ sung chất khoáng
Chất khoáng cho tôm bao gồm các loại khoáng như: CaCl2, MgCl2, KCl… Chúng giữ vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của tôm, giúp tôm lớn nhanh, khỏe mạnh. Đồng thời hỗ trợ tăng năng suất thâm canh cho người nuôi.
Nếu thiếu hoặc mất đi yếu tố dinh dưỡng này, nhưng lại không được bổ sung kịp thời sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng và làm tăng tỷ lệ chết ở tôm. Lý do, tôm không có khả năng sinh trưởng và phát triển vì thiếu khoáng chất.
Vai trò quan trọng của khoáng chất đối với quá trình phát triển của tôm
Khoáng chất là thành phần rất quan trọng đối với cơ thể tôm thẻ chân trắng và giúp dễ dàng thực hiện quá trình lột xác. Nếu tôm thiếu khoáng sẽ dẫn đến hiện tượng cong thân và ốp vỏ. Vì vậy, khi nuôi tôm thẻ tại mật độ dày đặc, bà con bổ sung khoáng cần kịp thời và kịp lúc.
Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng khác nhau tùy thuộc vào từng dạng khoáng. Những loại tinh thể khoáng chất hòa tan trong nước thường được hấp thụ nhất ở dạng ion. Các hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng chất để tạo thành các hợp chất hòa tan không ổn định, ít và khó hấp thụ.
Vỏ màng của tôm thẻ chân trắng có thành phần chủ yếu là CaCO3, Mg, P và S. Tôm có thể hấp thụ chất khoáng trực tiếp từ môi trường nước bằng con đường uống và mang hấp thụ. Vì vậy, việc sử dụng khoáng trực tiếp trong nước để bù lại lượng khoáng chất mất đi trong quá trình tôm lột xác là vô cùng cần thiết.
Thân tôm trong suốt do thiếu khoáng
Những cách nhận biết tôm thiếu khoáng
• Các chấm đen nhỏ li ti xuất hiện trên vỏ tôm trong khoảng thời gian đầu.
• Cơ thể tôm bị đục cơ từng phần rồi lan ra toàn thân, kèm theo dấu hiệu uốn cong cơ thể.
• Trong tình huống bị thiếu khoáng trầm trọng, tôm sẽ rơi xuống đáy, có ao rơi số lượng lên đến vài chục con. Thậm chí có ao thả 9 - 10 con mỗi ngày.
• Khi tôm đang trong quá trình lột xác, vỏ bị mềm và chậm phát triển.
• Thông thường, tôm tiếp tục tăng trưởng sau 30 - 35 ngày. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này bị chậm lại, hàm lượng Ca và Mg trong nước sẽ bị thiếu.
Biểu hiện tôm bị thiếu các chất khoáng
- Ca: vỏ tôm mỏng, tôm ăn ít và giảm sinh trưởng
- P: khoáng trong vỏ tôm giảm, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, tôm sinh trưởng chậm
- Mg: tôm dễ bị cong thân, mềm vỏ, đục cơ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm và tăng tỷ lệ chết tôm
- Fe: lượng hồng cầu trong máu tôm giảm, gan bị vàng
- Cu: tôm sinh trưởng kém, dễ bị nhiễm bệnh
- Zn: giảm sự tăng trưởng và sức sinh sản của tôm giảm
Tôm nổi đốm li ti trên thân tôm
Bổ sung khoáng tạt cho tôm thêm khỏe mạnh
Tùy thuộc vào hàm lượng muối trong nước, lượng khoáng chất cung cấp phải được tối ưu hóa. Do các tác động bên ngoài, tôm mất đi lượng khoáng chất cần thiết. Do đó cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát lượng nước trong ao. Bổ sung lượng chất khoáng thích hợp cho tôm cũng phụ thuộc vào khả năng hấp thu các chất khoáng này trong môi trường nước. Bà con nên chọn các loại khoáng tạt ao tôm dạng tinh thể dễ hòa tan trong nước hoặc trộn vào thức ăn cho tôm.
Giai đoạn lột xác, tôm cần được bổ sung khoáng trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 12h đêm, oxy của giai đoạn này sẽ phải tăng gấp đôi. Tôm sau khi lột xác sẽ hấp thụ chất khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ.
Những loại khoáng chất quan trọng cho tôm bà con nên biết
Khoáng CaCl2 (Khoáng Canxi)
Hỗ trợ bổ sung thêm canxi cho tôm, thúc đẩy quá trình lột xác và cứng vỏ nhanh hơn. Đây cũng là loại khoáng được người nuôi tôm sử dụng phổ biến hiện nay. Thiếu khoáng Ca sẽ khiến tôm chậm lớn, kém ăn, vỏ mỏng dần.
Khoáng Mg (Khoáng MgCl2)
Khoáng Magie giúp tôm được cân bằng dinh dưỡng và tham gia quá trình trao đổi chất của tôm.
Khoáng KCl (Khoáng Kali)
Hỗ trợ tôm phòng chống các bệnh như cong thân, rối cơ, giúp tôm lột xác nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn có các nguyên tố vi lượng như nhôm (Al), coban (Co), crom (Cr), đồng (Cu), flo (F), iốt (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Selen (Se), Silic (Si), Niken (Ni), Kẽm (Zn)... nhưng nhóm này cần với lượng ít hơn. Hàm lượng quá nhiều sẽ có hại tới sức khỏe của tôm. Hàm lượng khoáng dư khiến tôm bị giảm tốc độ tăng trưởng, tăng tỷ lệ chết. Bà con nên bổ sung khoáng cho tôm đúng lúc và đúng liều lượng cần.
Tôm nổi dạt trên mặt ao nuôi
Giải pháp tăng cường khoáng chất cho tôm trong ao nuôi
Khoáng chất dành cho tôm khác nhau tùy thuộc vào loại khoáng chất và mục tiêu sử dụng của loại khoáng chất đó. Thông thường, các chất khoáng trong môi trường nước phân ly ở dạng ion, kết hợp với các chất khác và tham gia vào quá trình trao đổi chất của tôm.
Nên bổ sung khoáng nào cho tôm?
Các loại chất khoáng dễ hòa tan được sử dụng hiệu quả hơn các loại khoáng ít hòa tan. Trong nuôi tôm, nhất là nuôi thâm canh, phải chú ý bổ sung khoáng. Vì tôm là loài có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Quá trình thay vỏ liên tục nên nhu cầu về chất khoáng rất cao.
Khi nước trong ao có độ mặn thấp dẫn đến hàm lượng khoáng Ca, P, Mg, Na thấp. Trong khi tôm cần nhiều khoáng. Đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị lột xác nên phải cung cấp thêm khoáng giúp tôm nhanh lột xác, vỏ cứng.
Giải pháp khoáng MgCl2 bổ sung khoáng chất cho tôm hiệu quả nhất
MgCl2 hay magie clorua là tên của loài khoáng dùng tạt ao tôm. Khoáng tạt ao tôm MgCl2 của hợp chất hóa học có công thức MgCl2 và dãy các muối ngậm nước của nó là MgCl2 (H2O)x.
Các muối này là các muối halogen điển hình. Chúng có khả năng tan trong nước. Khoáng tạt ao tôm MgCl2 ngậm nước có thể được làm từ nước muối hoặc nước biển. Loại khoáng này có những công dụng tuyệt vời, rất phù hợp dành cho tôm đang được thả nuôi trong ao tôm.Công thức hóa học của chất: MgCl2
Cách gọi khác của sản phẩm: Magie Clorua, khoáng MgCl2, magiê clorua
Cách gọi tiếng Anh: Magnesium Chloride
Tính chất của khoáng: khoáng có dạng vảy, màu trắng đục, có khả năng tan tốt trong nước, vị đắng, tan kém trong acetone, không có khả năng bắt lửa
Tôm không thể lột vỏ
Hướng dẫn liều dùng khoáng tạt ao tôm
Để giải pháp bổ sung khoáng chất cho tôm trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, bà con cần tuân theo những hướng dẫn liều lượng bổ sung khoáng phù hợp. Tùy vào tình huống cần dùng khoáng mà chúng ta có thể bổ sung với liều lượng khác nhau
- Bổ sung khoáng giúp kích thích lột xác cho tôm: 5 – 7kg/1000m3 nước
- Tăng độ kiềm cho nước ao nuôi, ổn định môi trường sống của tôm: 3 – 5kg/1000m3
- Dựa vào quy mô, tình trạng ao nuôi để điều chỉnh lượng khoáng nhất định
- Chú ý bổ sung khoáng đều đặn trong suốt quá trình nuôi tôm
- Chúng tôi khuyến khích bà con nên hòa tan khoáng trước khi sử dụng
Giải pháp khoáng Calcium Chloride giúp hỗ trợ cho tôm nhanh lớn
Khoáng Calcium Chloride là từ viết tắt của một nhóm các chất khoáng mà tôm cần. Trong trường hợp thiếu khoáng chất này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi. Khoáng chất trong nuôi tôm được phân làm 2 loại: 16 loại là nguyên tố vi lượng (Cu, Fe), Mn, Ni, ...) và 7 loại là nguyên tố đại lượng (Ca, P, L, Mg, ...)
Trong suốt quá trình nuôi tôm, có 7 loại khoáng chất cần thiết cho tôm nuôi: Ca (Canxi), Mg (Magie), K (Kali), P (Phốt pho), Cu (Đồng), Fe (Sắt), Zn (Kẽm)...Vì vậy, các khoáng chất canxi và magiê đóng góp đáng kể vào chất lượng nước và sức khỏe của tôm. Ngày nay, các chất này được coi là một trong những nguyên liệu dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho tôm.
Những tính chất đặc trưng của khoáng CaCl2
- Tính chất vật lý: dạng hạt, màu trắng, không mùi, tan nhiều trong nước
- Có tính hút ẩm cao, CaCl2 có nguồn gốc từ đá vôi
- Thành phần: CaCl2
Liều dùng của khoáng CaCl2
- Bổ sung khoáng calcium chloride trong quá trình nuôi tôm: 2kg/1000m3 nước
- Bổ sung khoáng trong mùa vụ nuôi cá: trộn đều 100g với 50 – 100kg thức ăn. Cho cá ăn từ 2 – 3 bữa trong 1 ngày
Tôm bị mềm vỏ sau khi lột
Kết luận về cách nhận biết tôm thiếu khoáng
Có nhiều người cho rằng khoáng chất không quan trọng đối với tôm. Nếu bạn nghĩ như vậy, thì bạn đã sai rồi đấy. Tuy không đóng vai trò trực tiếp tạo ra năng lượng. Nhưng khoáng chất lại là chất “phụ gia” giúp cho quá trình sản sinh năng lượng tốt hơn. Muốn tôm khỏe mạnh, nhanh lớn, bạn nên chú ý đến việc bổ sung khoáng chất đều đặn cho tôm nuôi.
Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về khoáng chất dành cho tôm, mời bà con liên hệ Cty Thiên Thảo Hân thông qua Hotline 0965.037.045 của chúng tôi. Các kỹ sư thủy sản luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho bà con về các tình huống của tôm nuôi trong ao.
- Diệt Ký Sinh Trùng Trong Ao Tôm Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất? (22.06.2023)
- Tìm hiểu chất phá bọt dùng trong ngành thực phẩm (25.02.2023)
- Dấu hiệu nhận biết tôm bị ký sinh trùng gan và cách điều trị (24.02.2023)
- Màu nước nuôi tôm thẻ chân trắng đẹp và cách tạo màu nước (23.02.2023)
- Màu nước ao nuôi tốt nhất? Vai trò của màu nước ao nuôi thủy sản (23.02.2023)
- Cách xử lý nước ao cá bị đục nhanh chóng nhất (23.02.2023)
- Các chỉ tiêu môi trường nước nuôi tôm cần biết (22.02.2023)
- Các bệnh thường gặp ở tôm sú và cách chữa trị (22.02.2023)