Cách sử dụng Iodine trong thủy sản sao cho hiệu quả nhất là điều mà bà con luôn tìm hiểu. Iodine được bà con biết đến nhiều với vai trò là sản phẩm khử trùng nước hiệu quả. Môi trường ao nuôi là khu vực dễ nhiễm bẩn nhất do nhiều tác nhân gây nên. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn mà vi khuẩn sinh sôi trong nước ao. Các loài vi khuẩn này chính là nguồn gốc chính gây nên nhiều căn bệnh “oái oăm” cho tôm nuôi của bạn. Bà con cần có biện phá khử khuẩn tốt nhất để loại bỏ mầm mống gây bệnh ra khỏi nước ao nuôi.
Tổng hợp những mầm mống gây nên bệnh hại trong ao nuôi tôm
Nguồn gốc chính mang bệnh thường là do sự tồn tại của vi khuẩn, vi rút, các loài nấm và ký sinh trùng... Có nhiều tác nhân sinh học như: hệ vi sinh tồn tại trong ao nuôi cùng với chất lượng nước ao có mối quan hệ mật thiết trong sự nhạy cảm của tôm nuôi cùng mầm bệnh hại. Một vài loại bệnh thường gặp tác động đến tôm nuôi:
• Chứng bệnh đốm trắng (WSD)
• Chứng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)
• Chứng bệnh phân trắng (WFD)
• Chứng bệnh đầu vàng ở tôm (YHV)
• Chứng bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB) hoặc chứng đốm đen trên thân tôm
Và còn nhiều chứng bệnh khác do ký sinh trùng gây cho tôm
Cơ chế lây truyền bệnh có nguy cơ phát sinh trong cơ thể tôm bố đa bị bệnh tấn công, từ cá thể này chuyển sang cá thể khác. Do ảnh hưởng của con người, động vật... Vì vậy, khử trùng ao nuôi tôm chính là một cách thức hữu dụng nhằm phòng chống các mầm bệnh độc hại cho ao nuôi tôm cá.
Tôm mắc bệnh do vi khuẩn
Tổng hợp tiêu chí mà bà con cần đánh giá khi dùng thuốc diệt khuẩn
Khi lựa chọn thuốc diệt khuẩn thích hợp, bà con nên cân nhắc các tiêu chuẩn cần thiết sau:
• Hiểu biết rõ cơ chế hoạt động và công dụng ảnh hưởng của loại hóa chất này đối với mầm bệnh ( yếu, trung bình, mạnh)
• Nhiều chất hữu cơ tác động đến phản ứng diệt khuẩn như thế nào?
• Thuốc hóa chất cần phải mất bao lâu để sử dụng thuốc diệt trùng tiếp xúc cùng với nguồn gốc gây bệnh để diệt trừ nó một cách hiệu quả?
• Hiệu quả khử trùng / diệt khuẩn của hóa chất có thể kéo dài đến lúc nào thì chuẩn nhất
Iodine dùng diệt khuẩn ao tôm
Diệt khuẩn bằng iodine chuẩn tùy theo từng trường hợp
- Khử khuẩn bằng cách pha Iodine bột
Dùng cho virus 0,4 mg/L, dùng cho vi khuẩn 0,2 mg/L, dùng cho nấm mốc 0,6 mg / L, dùng diệt động vật nguyên sinh 0,2 mg/L.
- Xử lý tình trạng nước
+ Xử lý nguồn nước nuôi tôm định kỳ: pha loãng 0,3 - 0,5 mg/L Povidone iodine Ấn Độ rồi đổ vào ao tôm. Sử dụng diệt khuẩn định kỳ 2 tuần/lần
+ Cách dùng Povidone trị bệnh cho cá theo thời gian quy định: 0,5 - 1,0 mg/L. Bà con pha loãng povidone iodine và sau đó đổ nó vào ao cá.
+ Xử lý nước cho tôm đang mắc bệnh: 0,5 - 1,0 mg/L thuốc iodine. Pha loãng khử khuẩn iodine rồi đổ vào ao định kỳ 3 ngày một lần
- Xử lý bệnh hại, diệt trừ tảo
+ Điều trị bệnh: bà con dùng 1,0 ppm PVP - Pha loãng iốt rồi đổ vào nước ao thường xuyên 3 ngày/lần cho đến khi tôm cá hết bệnh.
+ Giảm thiểu sự sinh sôi của tảo: bà con pha thuốc loãng với nồng độ 0,5 mg/L povidone iodine rồi tưới đều xuống ao trong duy nhất một lần.
- Khử trùng dụng cụ nuôi
+ Khử khuẩn bể nuôi tôm cá giống: dùng 500 mg / L iodine lên bề mặt đã làm ướt, rồi để yên như vậy trong vòng 30 phút. Tiếp đó, bà con có thể rửa sạch thuốc dưới vòi nước.
+ Làm sạch dụng cụ nuôi tôm, cá: ngâm dụng cụ cần khử khuẩn trong 500 mg/L iodine khoảng 15 phút.
+ Xử lý bè tôm cá sau khi hết vụ nuôi: pha loãng thuốc khử khuẩn 1/1000 mg/L iodine rồi tưới đều thuốc loãng lên vách bè. Bà con để phơi nắng trong vòng 2 – 3 ngày.
Bà con lưu ý khi dùng thuốc khử khuẩn iodine Ấn Độ
- Có thể tiêu diệt sinh vật phù du, lượng thức ăn tự nhiên dành cho tôm cá.
- Diệt các loại tảo làm nước quá trong, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của tôm cá.
- Tiêu diệt vi sinh vật lợi ích tồn tại trong nước và dưới đáy ao nuôi, hạn chế hoạt động phân hủy hữu cơ trong ao .
– Có khả năng tác động đối với sức khỏe của tôm cá, nếu dùng thường xuyên có thể làm chậm phát triển và giảm thiểu khả năng sinh sôi của thủy sản.
Tổng hợp những loại thuốc diệt khuẩn khác dùng trong ao tôm cá
Hóa chất khử khuẩn BKC trong thủy sản
Tránh sử dụng BKC khi:
• Hóa chất BKC tạo nên sự khó chịu đối với người nuôi thủy sản do gây mùi nặng, tráng để hóa chất tiếp xúc trực tiếp cùng mắt.
• Sử dụng quá nhiều BKC sẽ cắt giảm giá trị sản xuất tôm nuôi.
Khi bà con cần sử dụng BKC diệt khuẩn thì lưu ý:
• Tùy theo nhu cầu và mức độ khử trùng, tiêu thụ trung bình 1 lít BKC đối với 1.000 - 2.000m3 nước ao nuôi.
• Tùy thuộc theo hướng sử dụng mà diệt khuẩn BKC mang liều lượng sử dụng không giống nhau. Bà con thường xuyên sử dụng 1 lít cho 1000 - 2000m3 nước ao.
• Thời gian áp dụng hóa chất khử trùng tốt nhất là vào lúc giữa trưa và nắng nóng để nâng cao kết quả.
• Khi dùng BKC, bạn nên mặc đồ bảo hộ.
• Nếu tôm dưới 10 ngày tuổi và được khử trùng thường xuyên thì chỉ nên sử dụng thuốc iodine. Bà con chú ý hạn chế chọn dùng BKC, vì thời điểm này tôm khá nhạy cảm với những loại hóa chất diệt khuẩn mạnh
BKC dùng diệt khuẩn
Đồng sunfat (CuSO4.5H2O) dùng trong thủy sản
Tác dụng của sunphat đồng:
- Chống vi khuẩn lam cùng loài tảo sợi lớn
- Điều trị bệnh ký sinh trong ao tôm cá
Các điểm cần chú ý khi bà con chọn dùng sunphat đồng:
• Tỷ lệ sunphat đồng được tính toán bằng mg/l trên tổng độ kiềm không thể vượt quá mức 0,01.
• Bà con không nên chọn dùng vào các ngày trời có mây hay mưa.
• Không rút nước ao trong khoảng 72 giờ sau khi vừa xử lý nước ao nuôi bằng đồng sunfat.
Đồng sunfat nhập khẩu từ 3 nước
Thuốc khử khuẩn nước Chlorine
Hiện nay trên thị trường có hai hóa chất chlorine: canxi hypoclorit Ca(OCl2)2, natri hypoclorit NaOCl.
Các giới hạn của hóa chất gốc clo:
+ Tác dụng kém và hoạt động kém ở nồng độ pH cao, đặc biệt ở pH cao hơn 8
+ Nên sử dụng clo trong quá trình sát trùng không nên lạm dụng sát trùng bởi diệt nhiều đáy ao khó khăn trong việc gây màu nước tác động đến quá trình nuôi trồng.
Bà con nuôi tôm cá cần để ý đến điều gì khi dùng thuốc khử khuẩn clo:
+ Chỉ nên sử dụng vào đầu vụ nuôi để giải quyết tình trạng nước cấp
+ Không phù hợp áp dụng nếu nước ao chứa quá nhiều nguồn dinh dưỡng cùng với chất hữu cơ ở thời kỳ giữa và cuối của vụ nuôi tôm cá
+ Nếu dùng thuốc khử khuẩn chlorine , không nên phối hợp thêm những hóa chất diệt khuẩn khác như BKC, formalin…
+ Không dùng thêm vôi trước khi thực hiện diệt khuẩn vì như vậy sẽ làm ức chế hiệu quả diệt trùng.
+ Sau khi đã dùng thuốc diệt khuẩn xong, bà con cần cung cấp thêm lượng men vi sinh để cải thiện cho đáy ao nuôi, hóa chất natri thiosunfat dùng với mục đích trung hòa lượng clo dư trong ao.
+ Tiếp lúc diệt khuẩn bằng hóa chất chlorine nên để khoảng 4 ngày để khử khuẩn, tiếp đó bà con cho bật quạt nước nhằm hạn chế hàm lượng clo tồn đọng trong ao.
Thuốc tím KMnO4 dùng trong diệt khuẩn nước ao nuôi
Những mặt hạn chế của thuốc tím KMnO4:
+ Khả năng khử trùng không ổn định và hạn chế dưới ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao nên phải bảo quản trong chai màu nâu sẫm, tránh ánh nắng trực tiếp.
+ Giảm thiểu dùng thuốc hóa chất trong ao tôm vì trong nước KMnO4 phối hợp cùng nước sẽ tạo nên MnO2 khiến cho tôm bị ngộ độc.
Lưu ý khi sử dụng:
+ Thông thường bà con dùng hóa chất diệt khuẩn để xử lý nước vào thời điểm đầu vụ nuôi.
+ Sử dụng thuốc tím KMnO4 trong ao sẽ diệt tảo và tạo ra tình trạng đói oxy của ao nuôi. Do đó cần tăng cường vận hành quạt nước khi sử dụng hóa chất này.
+ Lúc sát trùng ao nuôi tôm nên dùng hàm lượng từ 2 - 4 mg / L. Liều lượng tiêu diệt vi khuẩn cần chính xác theo hàm lượng chất hữu cơ tồn tại trong nước. Nếu là vi rút thì hàm lượng là 50 mg / l trở lên.
+ Bà con khônng nên kết hợp Kali Permanganat cùng những chất khác.
+ Quy trình xử lý có sự tác động đến sức khỏe của tôm nuôi. Vì vậy cần theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe vật nuôi sau khi xử lý.
+ Thời điểm hợp lý để giải quyết nước là giữa 2 phiên tối thiểu là 4 ngày.
Thuốc tím có chất lượng tuyệt vời
Hóa chất |
Quy cách đóng gói |
Nguồn gốc |
Link SP |
BKC |
25kg/can |
Anh |
|
Đồng sunfat |
1kg/gói |
Việt Nam |
|
Thuốc tím KMnO4 |
25kg/thùng |
Ấn Độ |
|
Chlorine |
25kg/thùng |
Nhật Bản |
Tổng kết về povidone iodine Ấn Độ chuyên khử khuẩn nguồn nước
Cách sử dụng Povidone iodine Ấn Độ trong thủy sản rất cần thiết cho ai đang nuôi tôm cá với công dụng diệt khuẩn tuyệt vời mà không hóa chất nào sánh được. Công ty TNHH Thiên Thảo Hân là đơn vị phân phối hóa chất hàng đầu. Bà con khi cần mua hàng vui lòng gọi đến Hotline 0965.037.045 của chúng tôi ngay nhé!
- Các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá vào mùa mưa (25.10.2022)
- Nguyên nhân và cách làm giảm độ pH trong nước nuôi cá (24.10.2022)
- Nguyên nhân và cách làm tăng độ pH trong nước nuôi cá (24.10.2022)
- Nguyên nhân tôm bị rớt đáy và cách xử lý (22.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột dính vỏ và cách xử lý (20.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột chết cục thịt và cách xử lý (18.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ và cách khắc phục (18.10.2022)
- Cách làm tôm nhanh cứng vỏ và khoáng cứng vỏ tôm (14.10.2022)