Cách ủ phân cá bằng chế phẩm vi sinh Emic không mùi hôi hiệu quả!

Cách ủ phân cá bằng chế phẩm vi sinh EMIC không mùi hôi
Cách Ủ phân cá – Kỹ thuật làm phân đạm cá không hôi hiệu quả cao!

      Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng trọt lâu đời. Do đó, khi trồng trọt chúng ta sử dụng khá nhiều loại phân bón khác nhau. Một số loại phân bón sử dụng cho cây trồng rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Đó là phân cá, một loại phân hữu cơ vi sinh đặc biệt. Cùng tìm hiểu phân cá và cách ủ phân đạm cá tại nhà nhé.

      Trong cá có rất nhiều protein, lipit, gluxit, vitamin, khoáng chất … cây trồng không thể hấp thu được. Nhờ tác dụng thủy phân của men ủ cá EMIC, phân giải các hợp chất hữu cơ trong cá thành các đơn chất mà cây trồng dễ dàng hấp thu. Trong đó thành phần dưỡng chất lớn nhất vẫn là acid amin. Chính vì vậy, có thể gọi phân cá là dịch đạm cá.

1. Phân cá là gì?

      Phân cá còn đc gọi là phân đạm cá, dịch đạm cá … Tên gọi như vậy là bởi chúng được làm bằng cách ủ cá tươi với chế phẩm sinh học. Như các bạn đã biết, cá có khá nhiều chất dinh dưỡng. Con người muốn tiêu hóa được các chất dinh dưỡng này thì phải nhờ tới hệ tiêu hóa. Cây trồng sẽ không thể tự hấp thụ được thịt cá. Do đó, protein, chất béo, vitamin, chất khoáng trong cá cần được phân giải thành các chất đơn giản hơn, kích thước nhỏ bé hơn. Đó chính là phân cá ( dịch đạm cá)

     Phân đạm cá thường được làm bằng cách ủ cá với các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm vi sinh giúp thủy phân cá, nhanh phân giải ra các dưỡng chất cho cây trồng dễ hấp thu và khử mùi hôi phát sinh trong quá trình ủ phân cá

phan-ca

Phân cá là gì? Là dịch đạm cá sinh học thủy phân từ cơ thịt cá dưới tác dụng phân giải của men vi sinh ủ cá EMIC

Thành phần các dưỡng chất có trong cơ thịt cá

                Các loại cá khác nhau, có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng cơ bản trong cá được thể hiện bằng bảng dưới đây:

phan-ca

Để sản xuất ra Phân cá vi sinh nên sử dụng men vi sinh phân giải protein và lipit … trong cá tạo ra dịch đạm sinh học bón cho cây trồng

2. Cách tự ủ phân cá không hôi hiệu quả nhất:

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ:

  • Bạn nên chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và thiết bị như sau:

– Cá tươi: Có thể sử dụng cá nước ngọt hoặc nước mặn ( phải rửa sạch nhiều lần để giảm lượng muối). Nên chuẩn bị nhiều cá để tiện cho việc ủ tập trung, tránh nhỏ giọt sẽ mất công sức. Bạn có thể chọn cá tươi hoặc các sản phẩm phụ như đầu cá, vây, ruột. Cá nước mặn sẽ còn dư lượng muối, điều đó sẽ không tốt cho phân cá của bạn. Bởi thế ưu tiên hàng đầu phải là cá nước ngọt như rô phi, ba sa,…

Chế phẩm men vi sinh ủ cá ( men ủ cá): chế phẩm men vi sinh ủ cá EMIC hoặc chế phẩm EMIC dạng dịch

– Lưới lọc: Đây sẽ là dụng cụ để bạn lọc lấy dịch đạm cá. Cần chọn lưới lọc phù hợp với số lượng cá ủ phân.

– Thùng chứa: Nên chọn thùng chứa lớn để chứa được nhiều cá hơn.

– Chai nhựa: Những chai này sẽ đựng dịch đạm cá sau khi ủ xong.

– Mật rỉ đường:có thể sử dụng đường phên, đường mật mía để thay thế

2.2 Quy trình kỹ thuật tự ủ phân cá ( dịch đạm cá) không hôi

  •  Công thức ủ cá như sau:

       10kg cá nguyên con (25kg cá xay nhuyễn) + 1 gói men ủ cá EMIC 200gr + 500ml mật rỉ đường + nước sạch

che-pham-sinh-hoc-emic

Cách ủ phân cá bằng men ủ cá EMIC chính là cách làm dịch đạm cá vi sinh không hôi hiệu quả nhất hiện nay

  • Chi tiết kỹ thuật cách ủ phân cá không hôi tốt nhất

Bước 1: Chọn nguyên liệu cá tươi ( có thể để nguyên con hoặc xay ra). Không nên dùng cá đã ươn thối dùng để ủ vì khi ủ chất lượng của phân cá sẽ giảm rất đáng kể

Bước 2: Rắc đều  men ủ cá EMIC, mật rỉ đường và cá theo tỉ lệ sau: 1 gói EMIC (200gr) + 0,5 kg mật rỉ đường (có thể thay thế bằng đường phên đen) + 10 – 15kg cá ( nếu cá khô quá có thể bổ sung thêm 500ml nước sạch cho 10kg cá)

Chú ý: Dối với cá xay nhuyễn: 1 gói EMIC 200gr ủ 25kg cá, cá nguyên con nhỏ: 1 gói EMIC ủ 15 – 20kg cá, cá nguyên con to, đầu cá, ruột cá: 1 gói EMIC ủ 10 – 15kg cá ( điều chỉnh lượng mật rỉ đường phù hợp)

Bước 3: Đảo đều và đậy kín, chùm túi bóng đen để ủ

Bước 4: Sau khi ủ được 10 ngày bổ sung thêm 15 – 20lít nước (đối với 10kg cá). Khuấy đều đậy ủ tiếp 20 – 25 ngày là sử dụng được

Bước 5: Sau khi ủ xong, lọc dịch cá bằng lưới lọc, cho dịch cá vào bảo quản trong chai kín, sử dụng dần. Phần bã có thể ủ tiếp hoặc bón vào gốc cho cây trồng lâu năm.

Chú ý: Nếu dịch đạm cá xuất hiện mùi hôi trong quá trình ủ, có thể bổ sung thêm chế phẩm khử mùi hôi EMIC vào thùng ủ phân cá( 100kg cá ủ rắc thêm 1 – 2 gói EMIC + 2 lít mật rỉ đường)

– Để rút ngắn thời gian ủ cá, tăng lượng men ủ cá EMIC và mật rỉ đường.

2.3 Cách ngâm ủ cá làm phân bón bằng chế phẩm EMIC dạng dịch

  • Công thức ủ phân cá như sau:

100 lít EM2 + 100kg cá + Nước đổ vừa ngập cá + 3 – 5 gói chế phẩm EMIC( không cho thêm cũng không sao) —-> ủ kín 7-10 ngày, mở ra trộn đều rồi đậy kín lại ủ kín 20-30 ngày  

– Thời gian ủ từ 30 – 50 ngày tùy thuộc vào nguyên liệu cá có xay ra hay không.  

– Để phân hủy nhanh và giảm mùi, thêm 2kg vỏ đu đủ xanh (hoặc vỏ quả dứa) vào trộn đều và đậy kín lại. Thêm 50lít EM2 hoặc 2 gói EMIC trộn đều rồi đậy kín lại. Nhiệt độ ủ thích hợp từ 40 – 450C.

– Chế phẩm EM2 được sản xuất từ chế phẩm EM gốc – EMIC ( 1 lít chế phẩm EMIC sinh khối được 40 lít chế phẩm EM2)

che-pham-sinh-hoc-emic

 

Chế phẩm EM dạng dịch cũng có thể làm dịch đạm cá sinh học bón cho cây trồng

  Tóm lại: Nên tiến hành ủ cá với chế phẩm EMIC vì:

Dịch đạm cá chất lượng sẽ tốt hơn, sẽ tạo ra được dòng phân cá hữu cơ vi sinh chất lượng cao

– EMIC phân hủy cá nhanh và khử mùi hôi hiệu quả hơn.

– Đơn giản, dễ thực hiện, tốn ít công

2.4 Lưu ý khi ủ phân cá tại nhà

– Nếu là cá nước mặn hay có muối, bạn phải đảm bảo loại bỏ tối đa muối. Bởi cá nước mặn sẽ tốn thời gian ủ hơn cá nước ngọt. Vì lượng muối khá cao, bạn không nên dùng phân cá nước mặn bón lá.

– Trong quá trình ủ cá, men vi sinh sẽ hoạt động rất mạnh, sinh khí nhiều. Vì vậy cần chọn thùng ủ cá dung tích lớn hơn lượng cá nhiều và tạo lỗ thoát khí hoặc thi thoảng mở thùng ủ cho thoát hơi ra ngoài.

– Phải đậy kín thùng ủ để tránh ruồi, nhặng … vào đẻ trứng sinh dòi

– Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, dùng nước sạch để ủ.

– Không nên ảnh hưởng quá trình yếm khí của bình đựng.

– Có thể bổ sung thêm các loại enzyme phân giải tự nhiên khác từ vỏ dứa, đu đủ … cũng đẩy nhanh quá trình ủ phân.

– Bạn cũng không nên lạm dụng phân cá. Bởi chúng có rất nhiều chất dinh dưỡng, nên cây sẽ dễ mắc bệnh hay thu hút nhiều dịch hại hơn bình thường.

3. Tác dụng của chế phẩm sinh học trong quá trình ủ cá

Việc lựa chọn chế phẩm vi sinh ủ cá không phải là việc dễ dàng, Một chế phẩm sinh học ủ cá tốt phải đảm bảo các tiêu chí sau?

– Chế phẩm men ủ cá phải chứa nhiều vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme protease để phân hủy protein trong cơ thịt cá thành peptide, acin amin ( đạm cá vi sinh cho cây trồng)

– Men vi sinh ủ phân cá phải có các vi sinh vật phân giải chất béo, carbohydrates … như lipase ( thủy phân lipit), amylase ( phân giải tinh bột, đường) …

– Vi sinh ủ cá phải tiết ra các men vi sinh phân hủy và khử mùi hôi sinh ra trong quá trình ủ cá

– Chế phẩm sử dụng ủ cá phải cung cấp nhiều vi sinh vật hữu hiệu. Khi ủ cá thành công, sẽ tạo được phân cá vi sinh, làm tăng hiệu quả của dịch đạm cá đối với cây trồng.

Xem thêm: Chế phẩm sinh học EM là gì? Mua chế phẩm EM gốc ở đâu TPHCM

3.1 Chế phẩm EM ủ cá là gì?

Có 2 loại men vi sinh EM có thể sử dụng để ủ phân cá đó là: chế phẩm EM gốc dạng bột hoặc dạng dịch.

Vậy chế phẩm EMIC ủ cá là gì? là chế phẩm EM gốc dạng bột, bao gồm hỗn hợp các vi sinh vật hữu ích thuộc các chi: Bacillus sp, Saccharomyces sp ( nấm men), Lactobacillus sp, …chúng giúp phân giải, protein, lipit … trong cơ thịt cá và sinh ra các hoạt chất có lợi cho cây trồng ( kích thích tố sinh học thực vật)

Chế phẩm EMIC là loại chế phẩm sinh học EM, chế phẩm vi sinh chuyên phân hủy, khử mùi hôi và xử lý chất thải hữu cơ

3.2 Tác dụng của chế phẩm EMIC ủ cá

– Phân giải cơ thịt cá thành các dịch đạm cá sinh học

– Khử mùi hôi thối sinh ra trong khi ủ cá

– Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh trong phân cá

– Diệt mầm bệnh, trứng giun, hạn chế ruồi muỗi.

– Tạo ra dịch đạm cá vi sinh hữu hiệu cho cây trồng

– Tạo ra các kích thích tố sinh học cho cây trồng

4. Tác dụng của phân cá ( dịch đạm cá) đối với cây trồng

Dịch đạm cá ( phân cá vi sinh) có tác dụng rất lớn đối với mọi loại cây trồng. Một số tác dụng cơ bản của phân cá đó là:

  • Các chất protein, vitamin trong cá sau khi biến thành phân trở nên dễ hấp thu hơn. Cây trồng nhờ đó sẽ phát triển và sinh trưởng cực kỳ tốt. Đặc biệt là vào các giai đoạn cần tăng trưởng.
  • Phân cá còn mang nhiều chất làm tăng sức chống chịu của cây. Bởi vậy, bạn có thể dùng phân này khi thời tiết xấu, dịch hại thì cây sẽ khỏe mạnh hơn.
  • Phân đạm cá giúp cải tạo đất: Sau những mùa vụ, đất của bạn sẽ trở nên bạc màu, mất độ tơi xốp, khô cằn,…Đạm cá giúp bổ sung lại độ ẩm, độ dinh dưỡng cho đất rất tốt.
  • Đạm cá góp phần loại bỏ các chất độc cho cây như phèn, mặn. Chúng sẽ trung hòa bớt các chất này dựa vào hoạt động vi sinh.
  • Phân đạm cá giúp ra hoa, đậu quả, tăng chất lượng và mẫu mã cho nông sản của bạn.​
Tác dụng của phân cá đối với cây trồng

Phân cá có tác dụng to lớn đối với cây trồng là không thể bàn cãi. Là một người làm nông nghiệp hữu cơ, bạn không thể bỏ qua việc dùng  loại phân này. Cách tốt nhất là bạn sẽ ủ phân tại nhà. Tuy vậy, bạn phải thực hiện đúng các quy trình ủ phân đạm cá, nếu không làm đúng sẽ gây mùi hôi ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.

5. Cách sử dụng phân đạm cá tưới cây

Dung dịch phân cá vi sinh sau khi ủ sẽ được pha với nước sạch dùng để phun hoặc tưới cho cây trồng ( 1 lít phân cá gốc trộn với 100 – 150 lít nước sạch)

Làm thế nào để sử dụng phân cá hiệu quả nhất, vừa cung cấp dưỡng chất vừa bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh về nấm, tuyến trùng, vàng lá, thối dễ, xì mủ …? Bạn nên tiến hàng pha chung dịch cá gốc với chế phẩm nấm đối kháng trichoderma ( loại hòa tan trong nước) để tưới hoặc phun xịt cho cây trồng.

 

men-vi-sinh-emic

Chế phẩm ủ phân cá bằng men vi sinh EMIC

Cách sử dụng dịch đạm cá hiệu quả:

1 lít dịch đạm cá + 100 lít nước sạch  —-> Khuấy đều —> Lọc bã lấy dịch cá vi sinh

– Dịch đạm cá sẽ dùng để phun, xịt ướt đều toàn lá, thân, gốc rễ của cây

– Bã lọc của cá, cho vào bón gốc cho cây trồng

– Định kỳ 10 – 15 ngày sử dụng dịch đạm cá tưới cây một lần

 12 Câu hỏi thường gặp khi làm phân cá

1. Ủ cá có cần dùng thêm enzyme protease bên ngoài không?

Không cần, vì men ủ cá EMIC chính là chế phẩm cung cấp enzyme ( protease) vi sinh vật phân giải proten cơ thịt cá rồi

2. Ủ phân cá có mùi hôi rất kinh khủng thì có sử dụng được không?

Vẫn sử dụng được, tuy nhiên bạn phải dùng chế phẩm khử mùi hôi EMIC bổ sung vào dịch đạm cá: 1 gói EMIC 200gr + 500ml mật rỉ đường xử lý khử mùi cho 20 – 30 lít dịch đạm cá

3. Không cho mật rỉ đường có được không?

Phải cho mật rỉ đường hoặt đường phên, đường mật mía … để ủ cá vì chúng là thức ăn của vi sinh vật. Bạn phải cho chúng ăn thì mới hoạt động hiệu quả được

4. Sử dụng đường hoa mai, đường trắng ủ cá có được không?

Không được, vì các vi sinh vật không ăn được đường trắng, đường hoa mai

5. Vì sao sử dụng dịch cá nhiều lại không tốt?

Sử dụng nhiều phân đạm cá không gây ngộ độc thừa dưỡng chất cho cây trồng

Nhưng nếu sử dụng nhiều thì khác …. vì dịch đạm cá chứa nhiều dưỡng chất, đây chính là dinh dưỡng hấp thu các loại côn trùng, nấm … gây bệnh hại cây trồng

6. Vì sao phải khử mùi hôi phân cá?

Mùi hôi từ phân cá chính là đạm thối, loại đạm này cây trồng không hấp thu được mà còn gây ngộ độc cho lá, rễ cây … hơn nữa đạm thối còn dẫn dụ côn trùng, nấm bệnh … hại cây trồng rất mạnh

7. Mua men ủ cá EMIC ở đâu?

Bạn có thể đặt hàng trực tiếp ở website: CHEPHAMSINHHOCBIO.COM hoặc trên các trang thương mại điện tử

8. Có nên ủ cá bằng cách vùi cá với đất không?

Không nên nhé, vì khi vùi cá với đất thì chất lượng phân cá kém hơn rất nhiều so với cách ủ dịch đạm cá bằng men vi sinh EMIC

9. Sử dụng dịch cá tưới gốc hay phun lá tốt hơn?

Sử dụng phun lá, thân tốt hơn vì hiệu suất hấp thu dịch đạm cá qua lá và thân lớn hơn gấp 1000 lần qua rễ. Tốt nhất là phun phân cá ướt toàn bộ bề mặt lá, thân và gốc cây trồng?

10. Loại hoa nào ưa dịch đạm cá nhất?

Thực tế cho thấy, mọi loại cây trồng đều có thể sử dụng dịch cá. Tuy nhiên, thể hiện rõ nét nhất vẫn là hoa hồng, hoa lan, rau ăn lá, dâu tây …

11. Phân cá có mấy loại?

Hai loại, đó là đạm cá dạng dịch và phân cá dạng viên

12. Có nên ủ cá với nấm trichoderma hay không?

Ủ cá với nấm trichoderma được nhưng hiệu quả không cao vì nấm trichoderma phân giải cellulose mạnh và đối kháng nấm bệnh tốt, nhưng phân giải protein cơ thịt cá kém. Nên kết hợp trichoderma với chế phẩm EMIC ủ là tốt nhất.

 

Các sản phẩm sinh học men vi sinh cần biết:

SẢN PHẨM XUẤT XỨ QUY CÁCH LINK SP
Nấm Trichoderma Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Men xử lý nước thải EMIC Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam can 20 lít Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam can 5 lít Chi tiết
Đạm cá cô đặc BIO Việt Nam chai 1 lít/can 5 lít Chi tiết
Mật rỉ đường  Việt Nam can 40kg Chi tiết
Chia sẻ:
Copyright © 2021 chephamsinhhocBio | DMCA.com Protection Status
Zalo
Hotline tư vấn: 0963.548.881