Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm đúng đắn sẽ giúp bà con đảm bảo được nước ao cá luôn trong sạch. Bên cạnh khẩu phần ăn của cá, thì môi trường nước sạch sẽ chính là điều khiến người nuôi cá quan tâm nhất. Ao nuôi sạch, không rêu tảo dày, ít vi khuẩn virut chính là môi trường sống lý tưởng của cá.
Cá chết hàng loạt do nước bị ô nhiễm
Những nguyên nhân khiến nguồn nước ao cá bị ô nhiễm
1. Nước ao cá bị ô nhiễm do sử dụng thức ăn công nghiệp
Hiện nay, nhiều đơn vị nuôi trồng thủy sản sử dụng thức ăn công nghiệp chứa nhiều đạm và phốt pho. Nếu lượng thức ăn được thả xuống ao nhiều khiến cá không tiêu thụ hết, cùng với lượng phân cá lắng đọng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàm lượng chất thải hữu cơ dạng rắn trong nước và ở trạng thái lơ lửng. Nếu không xử lý kịp thời thì nước ao chuyển màu, có mùi hôi, tanh, có chất độc. Chất lượng cá giảm đi đáng kể.
2. Mùa mưa có độ pH cao khiến nước ao nuôi bị ô nhiễm
Nước ta là một trong những đất nước phải chịu số lượng lớn về thiên tai, bão lũ hàng năm. Trong thời gian lũ lụt, làm độ pH ao nuôi cá tăng đột ngột. Nguyên nhân là do nước mưa chứa nhiều axit. Ngoài ra, đất xung quanh ao có khả năng bị nhiễm phèn. Khi nước mưa thấm vào đất, phèn chảy thẳng xuống ao nuôi cá. Đây chính là lý do tại sao lượng ion có trong nước hồ cá tăng cao sau mùa mưa.
Lúc nồng độ phèn trong ao cao, cá sẽ gặp khó khăn khi hô hấp. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng kém hơn nên sức khỏe của chúng cũng bị suy yếu.
Cá chết trắng ao nuôi
3. Môi trường có sự thay đổi đột ngột làm nước ao cá bị ô nhiễm
Khi thời tiết diễn biến thất thường, cá có xu hướng giảm sức đề kháng. Chúng dễ chết hoặc ốm trước sự tấn công của vi khuẩn, vi rút. Nếu không phát hiện kịp thời để có hướng xử lý nguồn nước ô nhiễm trong ao nuôi. Thì vấn đề nhiễm khuẩn có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh.
Người nuôi thiệt hại nặng nề do cá chết
Những hậu quả khi không có cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm
1. Tảo độc phát triển mạnh mẽ khi ao cá ô nhiễm
Khi chất thải hữu cơ trong ao nuôi tăng quá nhiều sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho tảo phát triển nhanh. Khi đó toàn bộ ao nuôi chắc chắn sẽ rất khó quản lý để nuôi cá, tôm và những loài thủy sản khác.
2. Những loại khí độc tăng cao khi không có cách xử lý nước ao ô nhiễm
Tùy thuộc vào chu kỳ sinh trưởng, tổng lượng nitơ amoniac, H2S, nitơ hoặc nitrat tăng nhanh. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề về trao đổi chất ở cá. Khi chất lượng nước giảm, trong nước có nhiều khí độc, cá chết hàng loạt là điều khó tránh khỏi.
Tảo phát triển mạnh làm đổi nước ao nuôi
Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm nhanh nhất hiện nay
Nếu bà con không nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết kịp thời để xử lý nước ao cá bị ô nhiễm. Thì không chỉ tổn thất về mặt kinh tế mà cá mắc bệnh cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
1. Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm bằng hóa chất
Trong những năm gần đây, sử dụng hóa chất xử lý nước ao nuôi để diệt tảo đang là giải pháp được nhiều trại nuôi trồng thủy sản sử dụng. Nó không chỉ đảm bảo hiệu quả rõ rệt mà còn tiết kiệm tối ưu chi phí xử lý nước.
Các hóa chất xử lý tảo trong ao nuôi cá là đồng sunfat, vôi sống, BHA, TCCA,… Trên bao bì sản phẩm có ghi rõ hướng dẫn sử dụng hóa chất cho người dùng.
Nước bị nhiễm kim loại nặng
2. Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm bằng chế phẩm sinh học
Men vi sinh chứa nhiều loại vi sinh có tác dụng chính là ổn định môi trường, phân hủy chất thải hữu cơ và phân hủy độc tố trong nước. Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Giúp làm mầm bệnh nguy hiểm trong ao nuôi. Điểm cộng lớn nhất của giải pháp này là không chứa chất độc hại. Có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Nước ao nuôi ô nhiễm do trời mưa
3. Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm bằng công nghệ
Đối với các ao, đầm nuôi cá lớn, thường sử dụng các giải pháp xử lý nước công nghệ. Bao gồm nuôi quảng canh cải tiến, nuôi hữu cơ và sử dụng thức ăn tự nhiên kết hợp. Phương pháp này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần cho tôm, cá phát triển tốt. Các hộ có kinh nghiệm nên chọn phương pháp canh tác trong nhà kính, nhà bạt, biofloc….
Ngoài những giải pháp này, còn có nhiều cách khác để xử lý ao cá ô nhiễm khác. Chẳng hạn như nuôi ghéo, luân chuyển nguồn thức ăn, dùng quạt lông nhím để sục ôxy đáy ao.
Dùng hóa chất để làm sạch nước
Tình trạng nước ao cá bị ô nhiễm có màu xanh do tảo
1. Nguyên nhân nước hồ cá bị xanh
Nước trong bể cá có màu xanh lục là do tảo lục và lục lam tạo ra. Đây là một loại tảo hình thành và phát triển từ phân hoặc xác của cá. Các loài tảo xanh này đã tạo điều kiện tạo nên oxy cho cá và môi trường hấp thụ chất hữu cơ dư thừa trong ao.
Tuy nhiên, nếu nhóm tảo phát triển quá nhiều và nước có màu xanh đậm sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của cá. Gây nên sự mất cân bằng trong ao nuôi. Khi tảo chết, bể nuôi sẽ bị ô nhiễm, dẫn đến dịch bệnh và bùng phát nguy hiểm.
Diệt sạch nhóm rêu độc hại
2. Nguyên nhân tác động từ những yếu tố bên ngoài
Vệ sinh ao nuôi không sạch: dù nuôi trong ao nuôi nhưng cũng khó kiểm soát được chất lượng cá và môi trường nước. Nhưng bạn cũng nên ghi chú, quản lý kế hoạch thay nước cho ao cá. Lúc không thay nước có thể gây nên tình huống cá chết
Hệ thống lọc nước không tốt: tảo tiết ra nhiều chất dinh dưỡng vào nước. Tuy nhiên, hệ thống lọc nước không đủ lọc khiến ao cá bị mất oxy nghiêm trọng. Điều này dẫn đến ô nhiễm môi trường nước và tảo hình thành và phát triển
Cho ăn không đúng cách: không nên cho cá ăn quá thường xuyên trong ngày. Thường chỉ cho ăn 1 - 2 lần/ngày và ăn sau 5 - 7 phút. Ngoài ra, cũng không nên nuôi cá số lượng quá nhiều trong ao nuôi có diện tích nhỏ. Vì tảo được tạo ra từ thức ăn thừa của cá. Ngay khi phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, nên nhanh chóng tìm cách xử lý nước trong bể cá có màu xanh để không ảnh hưởng đến chất lượng của cá.
Làm sạch trong nguồn nước
Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm bị xanh
Sau khi đã biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng ao cá bị xanh. Thì việc tiếp theo bà con nên làm là tìm ra giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng này. Phải nắm rõ được nguyên nhân khiến nước ao cá bị xanh. Thì mới có thể giải quyết triệt để được tình trạng ô nhiễm này. Bà con không nên chủ quan vấn đề này mà nên tham khảo những cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm dưới đây
1. Giải pháp sinh học
Phương pháp sinh học tiêu biểu là phương pháp xử lý nước bể cá ô nhiễm bị xanh được nhiều người nuôi cá áp dụng hiện nay là phương pháp sử dụng men vi sinh có thành phần vi khuẩn để xử lý: Bacillus, Lactobacillus, Nitrobacter… để diệt trừ rêu, tảo. Với phương pháp này, các tế bào vi khuẩn có trong chế phẩm sinh học được thêm vào bể cá. Từ đó chúng sẽ phát triển và cạnh tranh với các tế bào tảo có hại.
Tảo và rêu cũng bị lấn át, suy yếu và phân hủy mà không làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong bể cá.
Một điều thú vị trong nuôi cá là sử dụng phương pháp nuôi cá bổ sung với những loại cá có thể ăn tảo lục. Sau đó cá sẽ ăn tảo độc hại có trong hồ và đưa nước trở lại môi trường trong sạch.
Cá phát triển lớn khỏe nhờ nguồn nước tốt
2. Phương pháp vật lý
Khi bạn đã xác định rằng ao nuôi cá có màu xanh, bạn cần phải xử lý các mảng bám trôi nổi xuất hiện trên mặt hồ để xử lý dễ dàng hơn. Ngoài ra, bà con nên thay đổi một phần của nước để giảm tác động của tảo đến môi trường trong ao cá.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi xử lý nên để nước còn lại trong ao cá vẫn chứa đủ chất dinh dưỡng.
Để xử lý nước ao cá xanh về mặt vật lý, bà con nên bổ sung bằng cách lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí trong nước. Làm vậy với mục đích cung cấp oxy bên trong ao cho cá tốt nhất.
Một điều lưu ý khi áp dụng là không cho cá ăn trong 24 giờ và để ức chế tảo phát triển thì nên khống chế lượng đạm xuống mức thấp nhất. Với phương pháp này thì hiệu quả hơn phương pháp sinh học. Nếu thấy tảo phát triển nhiều, tốt nhất nên xử lý nhanh chóng để ngăn tảo phát triển.
3. Phương pháp hóa học
Xử lý nước hồ cá xanh bằng hóa chất là cách diệt tảo nhanh nhất. Nhưng cái gì cũng có mặt tốt và mặt xấu. Phương pháp này có tác dụng nhanh chóng, nhưng cũng rất nguy hiểm cho cá. Bởi vì nó chắc chắn phá hủy sự cân bằng nước trong môi trường với một hiệu quả nhanh chóng. Các chuyên gia đã cảnh báo nông dân không nên sử dụng phương pháp này. Trừ khi được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì hóa chất không chỉ tiêu diệt hết tảo lục có hại mà còn vô tình tiêu diệt luôn cả tảo có ích trong môi trường nước.
Các loại tảo có lợi sẽ điều hòa và ổn định môi trường trong hồ. Nếu chúng bị mất đi thì môi trường nước ao cá sẽ thiếu cân bằng. Một điều nữa, bạn chỉ nên xử lý hồ xanh bằng phương pháp hóa học khi tảo xâm nhập vào nước quá nhiều. Khi hoàn thành quá trình xử lý, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và làm theo tất cả các hướng dẫn. Nếu làm sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của cá và khu vực xung quanh.
Do cá ăn đủ lượng thực phẩm cần
Những phương pháp xử lý nước ao cá bị xanh
Bên cạnh những cách xử lý hồ cá bị xanh bằng các phương pháp trên. Thì việc vệ sinh ao nuôi cá cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho ao cá được sạch và trong hơn. Bà con đừng nghĩ rằng: rêu tảo sẽ không trở lại và phá hủy môi trường sống của cá.
1. Hạn chế ánh sáng trong bể nuôi
Ánh sáng làm cho tảo phát triển mạnh mẽ hơn vì tảo rất ưa sáng. Do đó, nên được hạn chế khi sử dụng ánh sáng trong ao cá. Người nuôi nên dùng ánh sáng một cách hợp lý nhất có thể.
2. Giữ cho ao nuôi cá luôn sạch sẽ
Thay nước ít nhất 1 lần/tuần và không thay hết nước trong hồ. Bạn phải giữ lại lượng nước để đảm bảo nguồn dưỡng chất và tránh cho cá bị mất cân bằng.
3. Cho cá ăn ở mức vừa đủ
Thức ăn dư thừa không chỉ dẫn đến tảo phát triển mà còn gây lãng phí thức ăn. Do đó, bà con nên cho cá ăn một lượng thức ăn vừa đủ.
4. Làm sạch hệ thống lọc nước
Bộ lọc nước ao nuôi rất quan trọng. Nếu bộ lọc không đạt yêu cầu. Nó cần phải được thay thế bằng bộ lọc khác. Bà con lưu ý trong quá trình vệ sinh nên rửa bằng nước lọc, không rửa bằng xà phòng.
5. Nuôi thêm các loại cá có thể làm sạch
Các loại cá ăn tảo như cá tỳ bà, cá lau kiếng
6. Ngưng dùng phân bón cho ao cá
Kết luận
Bài viết trên đây đã gửi đến bà con cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm hữu hiệu nhất. Bà con có thể tham khảo từng cách khách nhau. Miễn sao phù hợp với tình trạng ao cá của mình. Trong trường hợp, bà con không biết nên xử lý nước ao cá như thế nào. Mời bà con vui lòng liên hệ Hotline 0965.037.045 để được tư vấn từ chuyên gia thủy sản của Công ty Thiên Thảo Hân!
Các hóa chất xử lý nước ao nuôi bị ô nhiễm:
- Các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá vào mùa mưa (25.10.2022)
- Nguyên nhân và cách làm giảm độ pH trong nước nuôi cá (24.10.2022)
- Nguyên nhân và cách làm tăng độ pH trong nước nuôi cá (24.10.2022)
- Nguyên nhân tôm bị rớt đáy và cách xử lý (22.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột dính vỏ và cách xử lý (20.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột chết cục thịt và cách xử lý (18.10.2022)
- Nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ và cách khắc phục (18.10.2022)
- Cách làm tôm nhanh cứng vỏ và khoáng cứng vỏ tôm (14.10.2022)