Mật rỉ đường có ăn được không chính là câu hỏi mà nhiều người cần giải đáp nhất. Mật rỉ đường là nguyên liệu đã quá quen thuộc với bà con. Mật rỉ đường được dùng nhiều khi chăn nuôi gia súc, thâm canh thủy sản. Có nhiều người thắc mắc mật rỉ đường có sử dụng cho con người được không? Trên thực tế, nhiều người không phân biệt được giữa mật mía và mật rỉ đường. Muốn trả lời câu hỏi này, bà con cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, cách sản xuất và công dụng của mật rỉ đường và mật mía.
Mật rỉ đường được khách hàng tin tưởng sử dụng
Nguồn gốc sản xuất ra mật rỉ đường
Nguyên liệu mật rỉ đường còn được bà con gọi quen thuộc là mật đường, mật mía,… là một loại chất lỏng có màu đen, đặc quánh. Mật rỉ đường chính là sản phẩm sau cùng của quá trình sản xuất đường mía bằng phương pháp kết tinh và cô đặc. Vì vậy, mật rỉ đường được coi là sản phẩm phụ của lĩnh vực sản xuất đường. Bên cạnh đó, mật rỉ đường cũng có thể được chế tạo từ nho, củ cải, lựu, chà là nhưng mía vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Quy trình chế tạo ra mật rỉ đường
• Sau khi thu hoạch, lá mía được cắt chỉ để lại phần cuống, sau đó bà con sẽ nghiền hoặc ép lấy nước.
• Nước mía lấy được khi ép được nấu sôi cho đến khi cô đặc và tạo thành các tinh thể đường.
• Tinh thể đường được tách một phần thành đường mía, phần còn lại sẽ được cô đặc tiếp
• Khoảng tầm sau 3 lần cô đặc cho đến khi không còn tinh thể đường nữa thì chúng ta sẽ thu được mật đường.
Trong thực tế, cứ khoảng 100 tấn mía thì chúng ta thu được 3 - 4 tấn mật rỉ đường.
Thành phần chính của mật rỉ đường
Rỉ đường chủ yếu được làm từ cây mía nên thành phần của nó phụ thuộc nhiều vào giống mía, thời điểm thu hoạch, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại nơi trồng mía, phương pháp canh tác và quy trình sản xuất đường. Các loại đường trong mật mía có thể khác nhau nhưng chủ yếu là sucrose, fructose và glucose.
Mật rỉ được đóng can lớn
Mật rỉ đường mang đến những lợi ích tuyệt vời
Mật rỉ đường nói chung không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì chỉ là một sản phẩm phụ của quá trình chế biến đường. Nên mật rỉ đường không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng nó được sử dụng rộng rãi cho các mục đích nông nghiệp, công nghiệp và môi trường. Ngoài ra còn có dùng trong chế biến cơ khí, chế biến thức ăn chăn nuôi, phân hủy chất hữu cơ,...
Công dụng chính của mật rỉ đường trong từng lĩnh vực
• Trong lĩnh vực thực phẩm: mật rỉ đường được dùng làm nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình lên men để sản xuất những sản phẩm như rượu vang, axit, axit amin, etanol, men bia và axit xitric và được sử dụng để tạo hương vị thuốc lá cũng như các loại bia có màu tối.
• Trong lĩnh vực nông nghiệp: mật rỉ đường được dùng trong xử lý nước thải và kiểm tra độ pH trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, rỉ đường còn được dùng để bón, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Đồng thời, nó cũng có công dụng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm cho gia súc, gia cầm.
• Trong lĩnh vực công nghiệp: mật rỉ đường có thể được sử dụng trong sản xuất gạch ngói, rượu etylic hoặc phối hợp với keo trong công nghiệp in ấn.
Chất mật đặc sánh đẹp mắt
Các trọng lượng thường thấy của mật rỉ đường
Sản phẩm mật rỉ đường thường có dạng lỏng. Khối lượng nặng khoảng 1,3kg tương đương 1 lít. Rỉ đường thường được đựng trong thùng phuy, can nhựa, một số công ty có dịch vụ vận chuyển rỉ đường số lượng lớn bằng xe bồn. Tuy nhiên, tại Công ty Thiên Thảo Hân thì mật rỉ đường có 3 quy cách đóng gói: chai 1lit, can 5kg và can 40kg.
Điểm cộng của mật rỉ đường dùng trong nhiều lĩnh vực
Rỉ đường có tính ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất của chúng ta. Mật rỉ đường được nhiều người ưa chuộng nhờ nó có nhiều lợi ích:
• Tăng cảm giác ngon miệng, giúp vật nuôi ăn được nhiều hơn.
• Giá thành phải chăng, cắt giảm được nhiều chi phí.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
• Nâng cao năng suất cùng với hiệu quả chăn nuôi.
Số lượng mật nhiều phục vụ cho bà con nông dân
Thông tin tổng quan về mật mía dùng trong đời sống
Mật mía đã quen thuộc với bà con ở dạng là một chất lỏng dạng xi-rô. Mật mía có vẻ ngoài tương tự như mật ong. Nó là một sản phẩm thu được từ cây mía, có màu vàng và vị ngọt. Mật mía chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
Thành phần của mật mía
Chất dinh dưỡng có bên trong mật mía bao gồm: nhiều axit amin, carbonhydrat. Đặc trưng nhất là axit amin thiết yếu, giữ vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó còn có vitamin B2, B6, B1, C, các muối vô cơ như photpho, canxi, sắt và những axit hữu cơ chứa axit succinic, axit fumaric, axit citric, axit malic,...
Cây mía là nguyên liệu tạo nên mật mía
Quy trình sản xuất mật mía chuẩn xác
Khi thu hoạch, đầu tiên mía sẽ được cắt bỏ ngọn và rễ cây. Khi đưa đến máy ép mía, nguyên liệu thô có thể được sơ chế sạch sẽ rồi mới đưa vào máy ép. Việc ép mía trước đây chủ yếu tiêu tốn sức người, sức trâu, sức bò kéo. Nay nhiều nơi đã chuyển sang sử dụng máy ép, nâng cao năng suất rất nhiều mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.
Nước mía lấy được sau khi ép mía được lọc bỏ bã hay còn gọi là nấu mật. Người ta đun nước mía nên để lửa liu riu và luôn đảo đều tay cho mật mía ngấm đều. Nếu để lửa quá to hoặc bà con đảo không đều tay, không nhanh tay. Mật mía sẽ dễ bị cháy khét, bị đắng và mất đi độ ngon. Trong khi nấu mật phải vớt hết bọt đen để sản phẩm có màu đẹp mắt. Quá trình nấu mật mía kết thúc khi nước mía chuyển sang đặc và có màu đỏ.Sản phẩm được để nguội sau đó mới đổ vào thùng chứa.
Bà con thường nấu mật mía bằng cách đun sôi
Tính ứng dụng của mật mía trong đời sống của chúng ta
Mật mía được xem là nguyên liệu chủ yếu để chế biến thực phẩm. Người ta ưa thích dùng mật mía để nướng bánh, nấu chè, làm gia vị nấu ăn, nấu nước uống giải khát. Ngoài ra, mật mía còn là một vị thuốc bổ, có tính mát, vị ngọt thanh. Nhờ đó nó có khả năng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.
Hướng dẫn bảo quản mật mía luôn thơm ngon
Trước hết, bà con cần đun lại mật mía cho đến khi sôi. Sau khi mật nguội có thể cất vào lọ ở nhiệt độ thường, không cần cho vào tủ lạnh. Vì mật mía thường rất dễ cháy, khi đun mật cần chú ý cho lửa phải nhỏ thật nhỏ. Bà con cần khuấy thường xuyên, khuấy đều tay. Khi mật mía sôi, mở nắp nồi để kiểm tra, tránh để mật bị trào ra ngoài. Sau khi dùng xong, không nên đổ lại phần mật mía còn lại vào chai cùng với mật mía nguyên.
Mật mía được cất trong bình đậy kín nắp
Phân biệt điểm khác nhau giữa mật rỉ đường cùng với mật mía
Nói tóm lại, mật rỉ đường và mật mía là nguồn thức ăn hữu ích có từ cây mía. Chúng có vị ngọt và rất giàu chất dinh dưỡng. Mật mía có màu sẫm được sử dụng trong sản xuất các ngành công nghiệp. Chất dinh dưỡng cho vật nuôi, trong sinh hoạt và nông nghiệp. Ngược lại, mật mía có màu vàng tươi, sáng. Mật mía được sử dụng chủ yếu cho con người khi chế biến món ăn, thanh nhiệt cho cơ thể.
Nói đến đây, chắc bà con đã có câu trả lời cho câu hỏi “mật rỉ đường có ăn được không?”. Mật rỉ đường có tính ứng dụng cao hơn trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi và cả thâm canh thủy sản. Ít thấy người ta dùng mật rỉ đường cho người và thay vào đó chọn dùng mật mía.
Công ty bán mật rỉ đường chất lượng nhất TPHCM
Vì tính ứng dụng cao nên mật rỉ đường được nhiều công ty bán. Tuy nhiên, mật rỉ đường ở nhiều nơi sẽ có chất lượng không giống nhau. Mật quá lỏng hoặc quá đặc cũng gây khó khăn cho bà con khi sử dụng.
Bà con muốn mua mật rỉ đường chất lượng với giá rẻ thì tìm ngay đến Công ty Thiên Thảo Hân. Chúng tôi luôn có sẵn mật rỉ cho bà con. Liên hệ Hotline 0965.037.045 để đặt sản phẩm nhanh nhất nhé!
>> Link mua: Mật rỉ đường can 40kg chất lượng
Các loại chế phẩm sinh học men vi sinh hiệu quả sử dụng:
SẢN PHẨM | XUẤT XỨ | QUY CÁCH | LINK SP |
Nấm Trichoderma | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Men xử lý nước thải EMIC | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | can 20 lít | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | can 5 lít | Chi tiết |
Đạm cá cô đặc BIO | Việt Nam | chai 1 lít/can 5 lít | Chi tiết |
Mật rỉ đường | Việt Nam | can 40kg | Chi tiết |
- Thức Ăn Cho Gà Nhanh Lớn Đảm Bảo Dinh Dưỡng Và Chất Lượng (04.07.2023)
- Xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn (heo) bằng chế phẩm sinh học (26.10.2022)
- Các kỹ thuật ủ thức ăn cho trâu bò và cách dự trữ (25.10.2022)
- Cách làm đệm lót sinh học nuôi heo đơn giản hiệu quả (30.09.2022)
- Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi gà nhanh chóng hiệu quả (30.09.2022)
- Cách ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học đơn giản (20.09.2022)
- Cách ủ phân dê với nấm Trichoderma đơn giản (21.06.2022)
- Cách làm đạm cá cho vật nuôi ăn tiết kiệm chi phí (16.06.2022)