Hướng dẫn cách nuôi trùn quế tại nhà đơn giản và chi tiết nhất

Hướng dẫn cách nuôi trùn quế tại nhà đơn giản và chi tiết nhất

Trùn quế hay giun quế là một sinh vật rất có lợi cho các hộ gia đình có mô hình trang trại. Họ nuôi trùn quế để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nếu bạn đang có ý định tự nuôi trùn quế tại nhà thì nhất định bạn phải theo dõi bài viết này. Chephamsinhhocbio sẽ hướng dẫn cách nuôi trùn quế tại nhà chi tiết nhất để bất kể ai cũng có thể thực hiện được.

Trùn quế là gì?

Trước khi tìm hiểu cách nuôi trùn quế tại nhà, chúng ta cần nắm được khái niệm trùn quế là con gì. Trùn quế hay còn gọi là giun quế, thuộc nhóm trùn ăn phân. Môi trường sống của chúng là môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy trong tự nhiên. Không giống như các loài trùn địa phương sống trong đất, trùn quế không có khả năng cải tạo đất trực tiếp.

Trùn quế là gì?

Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, giun quế sản sinh rất nhanh. Chúng có thể sinh sản tới 1500 cá thể trùn quế trong vòng 1 năm. Trong cơ thể trùn quế có chứa hàm lượng protein cao nên nó được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Người ta thường sử dụng trùn quế làm thức ăn cho các loài gia súc, gia cầm, thủy hải sản,... Phân trùn quế còn được dùng để bón cây, ươm vườn rất tốt.

Nuôi trùn quế để làm gì?

Sau khi đã tìm hiểu trùn quế là con gì, chúng ta cùng đi xem mục đích nuôi trùn quế để làm gì nhé. Trong chăn nuôi, người ta thường nuôi trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nhờ nguồn protein tương đương với thịt, cá mà trùn quế là nguồn thức ăn sạch lại rất tiết kiệm. Hơn nữa, cơ thể trùn quế còn chứa các loại acid amin khác nhau nên nó cũng bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho vật nuôi. Chính vì thế, có nhiều người đã nuôi giun quế cho gà đẻ.

Trùn quế làm thức ăn cho gia súc

Đối với thực vật, trùn quế tạo ra một loại dịch có thể làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây. Nhờ phân của trùn quế có chứa rất nhiều hỗn hợp vi sinh mà giúp cho cây phát triển tốt hơn. Phân trùn quế giúp kích thích sự mọc rễ và tăng cường dinh dưỡng cho cây. Cách làm trà trùn quế (dịch phân trùn quế) rất đơn giản, chính là phương pháp chế biến bằng cách ngâm, ủ phân trùn quế trong nước.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phân bón hưu cơ tại video dưới đây:

Một số lưu ý trước khi nuôi trùn quế

Trước khi quyết định nuôi trùn quế, có một số lưu ý sau bạn cần phải nắm vững. Nuôi trùn quế không khó nhưng phải biết cách nuôi thì mới cho được hiệu quả.

Đất nuôi trùn quế

Đất nuôi trùn quế là yếu tố rất quan trọng tạo môi trường sống cho giun trong thời gian đầu sinh sống. Đất nuôi giun phải đạt được các điều kiện: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng… Vì nó là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới. Đất phải có kết cấu tơi xốp, tương đối thô và có khả năng giữ ẩm tốt. Hơn nữa, nó không được gây phản ứng nhiệt đồng thời độ pH không nằm ngoài sức chịu đựng của giun.

Đất nuôi trùn quế

Nhiệt độ nuôi trùn quế

Nhiệt độ thích hợp để  tự nuôi trùn quế tại nhà là từ 20 độ C – 30 độ C. Vào mùa đông phải che chắn thật kỹ, thắp đèn sưởi nhiệt ở mức độ thích hợp vào ban đêm. Tránh giun bị ngủ đông hoặc chết cóng. Mật độ thả trùn quế không nên quá dày đặc và cũng không quá thưa.

Mô hình nuôi trùn quế bằng thùng xốp

Nếu tự nuôi trùn quế tại nhà, bạn có thể nuôi trùn quế bằng thùng xốp. Thùng xốp nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun hàng này. Đồng thời không được làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn. Thùng xốp phải có lối thoát nước khi nước trong thức ăn khi lắng xuống. Điều này đảm bảo phần thức ăn bên dưới không bị quá ẩm. Thùng xốp nuôi giun phải kín để cho giun không thể bò ra ngoài hay bỏ trốn khỏi nơi nuôi.

Thùng xốp nuôi giun thường có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Ở dưới đáy thùng có đục lỗ thoát nước đường kính khoảng 5mm. Chú ý lót vật liệu để ngăn không cho giun bò ra ngoài mà nước vẫn thoát ra được.

Nuôi trùn quế trong thùng

Bên trong thùng xốp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Nếu nuôi trùn quế quy mô lớn thì có thể chồng các hộp lên nhau để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, thùng xốp phải có chân để khi chồng lên nhau vẫn thoát được nước. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống. Chú ý đặt các thùng xốp nuôi giun dưới mái để che mưa che nắng.

Hướng dẫn cách nuôi trùn quế tại nhà từ A - Z

Sau đây, Chephamsinhhocbio sẽ hướng dẫn cho các bạn cách nuôi trùn quế tại nhà. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu trùn quế sẽ ăn những gì để lớn nhé.

Các loại thức ăn cho trùn quế

Đã bao giờ bạn tự hỏi giun quế sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu chưa? Giun quế tiêu thụ một lượng thức ăn mỗi ngày tương đương với trọng lượng cơ thể chúng. Khi nuôi trùn quế, hãy luôn đảm bảo nguồn thức ăn và số lượng cần thiết để nuôi giun. Các loại thức ăn cho trùn quế rất đa dạng, bao gồm: Phân bò, trâu, vỏ chuối, rơm rạ, rác hữu cơ.. Thức ăn là chất thải hữu cơ, cho nên ở dạng đang phân hủy. Đồng thời,không nên có hàm lượng muối và amoniac quá cao

Nuôi trùn quế bằng lục bình

Lục bình hay còn gọi là bèo tây, được rất nhiều người sử dụng để nuôi trùn quế. Nuôi trùn quế bằng lục bình giúp tạo nguồn thức ăn ổn định cho giun quế. Bởi lục bình phát triển rất nhanh, 1 tháng có thể mọc ra 1 mét vuông. Bên cạnh đó, lục bình rất dễ chăm sóc, không mất nhiều công sức. Lục bình không chứa thuốc trừ sâu hay chất hóa học nên rất an toàn cho trùn quế.

Thức ăn cho trùn quế rất đa dạng

Việc trồng lục bình giúp bà con tốn ít chi phí hơn so với việc nuôi bò lấy phân nuôi trùn. Thậm chí còn rẻ hơn so với việc mua phân bò từ các trang trại. Để lục bình phát triển tốt, bạn cần bón phân hữu cơ. Vì thế mà cứ khoảng 1-2 tháng thì bà con có thể bón phân cho lục bình nhờ khai thác phân trùn quế để tạo hệ mô hình khép kín. Lục bình giúp bổ sung chất hữu cơ cho trùn quế. Khi tưới lục bình lên luống trùn sẽ giữ ẩm rất tốt.

Nuôi trùn quế bằng rác thải thức vật hữu cơ

Nuôi trùn quế bằng rác thải thức vật hữu cơ là phương pháp mang tính kinh tế của những người nuôi trùn. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nguồn rác thải hữu cơ rất đa dạng và hầu như không bao giờ cạn kiệt. Nguồn rác thải này có thể đến từ những loại rau, củ, quả thừa hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn có thể là thức ăn thừa của động vật. Các nguồn thức ăn thừa này khi qua xử lý sẽ tạo nên nguồn thức ăn cực tốt cho trùn quế.

Nuôi trùn quế bằng rác thải hữu cơ rất tốt

Nhờ nguồn chất hữu cơ dồi dào giúp gia tăng số lượng trùn quế trong thời gian ngắn. Hơn nữa, việc nuôi trùn quế bằng rác thải sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí cho nguồn thức ăn cho trùn. Bên cạnh đó, việc nuôi trùn quế bằng rác thải thức vật hữu cơ còn giúp hạn chế ô nhiễm môi trường. Thay vì thải rác thải hữu cơ ra ngoài môi trường, nhiều gia đình đã tận dụng chúng để nuôi trùn.

Nuôi giun bằng vỏ chuối

Nuôi giun bằng vỏ chuối cũng là một nguồn thức ăn cho trùn quế. Thay vì vứt vỏ chuối đi bà con thu hoạch lại để ủ lên men rồi cho trùn ăn. 

Nuôi trùn quế bằng bã cà phê

Bã cà phê - thứ bạn nghĩ chẳng có tác dụng gì thực chất lại là nguồn thức ăn rất tốt cho trùn quế. Nuôi trùn quế bằng bã cà phê giúp bạn tiết kiệm được phần nào chi phí mua thức ăn cho trùn quế. Giun quế rất thích ăn bã cà phê, do đó bạn có thể thoải mái tận dụng bã cà phê và đổ vào thùng nuôi giun hoặc đống phân trùn quế. Lưu ý, bã cà phê phải là một phần trong chế độ dinh dưỡng cần có để cân bằng cho giun. Khi dùng bã cà phê nuôi giun, bạn phải kết hợp cùng các mẫu rau và hoa quả. Bên cạnh đó, giấy báo hay lá cây cùng những thứ tương tự cần được bổ sung kèm với bã cà phê.

Nguồn thức ăn cho trùn rất dồi dào

Nuôi trùn quế bằng cám

Cho trùn quế ăn cám cũng là cách được nhiều bà con áp dụng. Các chế phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám ngô, vỏ lạc, vỏ trấu,... được dùng để làm thức ăn cho giun. Tuy nhiên không được dùng trực tiếp mà phải ủ với men vi sinh. Vậy nuôi trùn quế bằng cám là một cách tiết kiệm chi phí khá nhiều.

Cách ủ thức ăn cho trùn quế tại nhà

Sau đây, Chephamsinhhocbio sẽ hướng dẫn cho các bạn cách ủ thức ăn cho trùn quế đơn giản và hiệu quả nhất.

Xử lý ủ thức ăn nuôi trùn quế bằng men emic

Xử lý ủ thức ăn nuôi trùn quế bằng men emic là công đoạn cực kỳ quan trọng. 

Đọc ngay: CẨM NANG HƯỚNG DẪN CÁCH Ủ THỨC ĂN CHO LỢN TRỌN BÍ QUYẾT

Chuẩn bị nguyên liệu

Một số nguyên liệu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện của người nuôi. Dưới đây là công thức ủ thức ăn nuôi trùn quế tốt nhất mà Chephamsinhhocbio muốn chia sẻ tới các bạn. Lưu ý, tỉ lệ các nguyên liệu dưới đây dành cho mô hình nuôi lớn, có thể thêm bớt tỉ lệ tuỳ vào mô hình nuôi của các bạn.

Làm cách nào để ủ thức ăn cho trùn quế đơn giản nhất?

  • Chuẩn bị 1 tấn phân bò, có thể thay thế bằng các loại phân khác như phân gà, phân ngựa, phân trâu,... Một tấn phân này chiếm khoảng 50%.
  • Khoảng 300-400kg mùn cưa, rơm rạ, bã mía,... Chiếm khoảng 20-25% hỗn hợp.
  • Khoảng 500-700kg lá cây, lục bình, rau xanh,... Chiếm khoảng 25-30% hỗn hợp.
  • 30kg cám ngô, cám gạo.
  • 1 lít chế phẩm EM - emic gốc.
  • 3 gói chế phẩm sinh học emic
  • 5 lít mật rỉ đường.
Cách thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nơi ủ

Nếu nuôi trùn với số lượng ít, có thể nuôi trong chậu, thùng xốp,... Nếu quy mô nuôi trùn lớn thì có thể xây hẳn bể hoặc hồ. Nơi ủ phải có ánh nắng và độ ẩm cần thiết. Nhưng phải khô thoáng mà phải che mưa gió.

Bước 2: Phối trộn nguyên liệu

Trộn 1 lít chế phẩm sinh học em với 5 lít mật rỉ đường cùng 95 lít nước sạch và 2kg cám gạo. Cho vào thùng khuấy cho đều và đậy chặt trong 5-7 ngày. Sau đó trộn đều cám gạo, cám ngô và 3 gói chế phẩm emzeo 

Bước 3: Thực hiện ủ

Rải một lớp lục bình, rau xanh, rơm rạ,... trên nơi ủ với chiều dày khoảng 7-10cm. Sau đó, tưới men vi sinh đã sinh khối, đồng thời rắc bột cám gạo đã được trộn với men lên bề mặt. Tiếp theo, rải phân bò lên bề mặt với độ dày khoảng 5-7cm. Rồi tưới men vi sinh cùng bột cám gạo trộn chế phẩm vi sinh emzeo. Tiếp tục thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu là được.

Cuối cùng, đảo đều đống ủ và cân bằng độ ẩm bằng cách cho thêm nước sạch. Đến khi độ ẩm đạt 50% (nắm nhẹ đống ủ sẽ thấy nước rỉ qua kẽ ngón tay). Đánh đều đống ủ sau đấy che đậy bằng bạt che. Cứ 7-10 ngày thì đảo 1 lần.

Ủ bằng phân bò thì 3-4 tuần là sử dụng được. Ủ bằng phân dê hay phân lợn thì ủ từ 4-5 tuần. Còn phân gà, vịt thì ủ lâu hơn khoảng 5-6 tuần.

Xem ngay: THỨC ĂN Ủ XANH LÀ GÌ VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT

Tại sao phải ủ thức ăn trước khi cho trùn quế ăn?

Tại sao phải ủ thức ăn cho trùn?

Bạn có thắc mắc tại sao phải ủ thức ăn trước khi cho giun quế ăn mà không cho ăn trực tiếp không? Thức ăn cho trùn quế phải được làm chín bằng phương pháp sinh học. Trong quá trình chế biến ủ thức ăn phải khử được mùi hôi thối. Hơn nữa, trong thức ăn chưa qua xử lý còn chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho trùn nên cần phải được loại bỏ bằng phương pháp sinh học. Ủ thức ăn còn giúp giun quế dễ hấp thụ dinh dưỡng, loại bỏ mầm bệnh và đẻ trứng nhiều hơn. Ủ thức ăn cho trùn quế bằng chế phẩm em hiện nay là phương pháp tối ưu nhất. 

Cách cho trùn quế ăn

Vậy là đã thực hiện xong công đoạn ủ thức ăn cho trùn quế bằng chế phẩm em. Cùng tiến hành cho trùn quế ăn theo 1 trong 2 cách sau đây:

Cho trùn quế ăn nổi

Mục đích: Cho trùn quế ăn nổi nhằm giúp trùn quế tăng cường sinh sản. Từ đó thu được nhiều trùn nhanh hơn. Thu trùn trưởng thành, nếu trùn có nguồn gốc từ Việt Nam thì cách cho ăn này là phù hợp nhất.

Thời gian: Phải cho ăn thường xuyên, cứ 2-3 ngày phải cho ăn 1 lần.

Ưu điểm: Phương pháp cho ăn nổi phù hợp giống trùn của Việt Nam. Trùn cho ăn nổi thường xuyên sẽ lớn nhanh, khoẻ mạnh nhờ dễ ăn, ăn nhiều và đẻ trứng. Dễ cho ăn, không phức tạp, phù hợp với người mới nuôi trùn. Cách cho ăn này hiệu quả hơn bởi vì dễ dàng cân đối được độ ẩm 

Nhược điểm: Tốn công chăm sóc vì thường xuyên phải cho ăn. Đồng thời phải rải đều thức ăn trên bề mặt luống nuôi.

Cách cho ăn:

  • Trộn phân vào nước, sau đó pha loãng.
  • Rải đều phân trùn quế thành từng luống cách nhau hơn 1 bàn tay.
  • Lần cho ăn sau sẽ tưới xen kẽ, tưới thành luống xen kẽ với luống cũ
  • Chỉ tưới một lớp mỏng.

Cho trùn quế ăn chìm

 

Cho trùn quế ăn chìm

Mục đích: Cho trùn quế ăn chim thường được áp dụng để thu hoạch phân trùn quế. Hoặc áp dụng khi muốn nhân luống trùn quế hoặc nhân sinh khối trùn.

Thời gian: Cứ mỗi tháng mới phải cho ăn 1 lần. Hoặc khi nào bề mặt hết thức ăn mới phải cho ăn.

Ưu điểm: Tốn ít công chăm sóc vì 1 tháng mới phải cho ăn 1 lần. Nhân luống trùn và nhân sinh khối trùn hiệu quả.

Nhược điểm: Khi cho ăn chìm phải kiểm soát được độ ẩm của phân khi cho ăn. Sẽ khó kiểm soát hơn cho ăn nổi. Nếu để phân bị khô thì trùn sẽ rất khó ăn thậm chí không ăn được. Từ đó, hoạt động của chúng kém đi và không thể sinh sản, đẻ trứng. Những người nuôi trùn lâu năm có kinh nghiệm và kỹ thuật cao mới nên sử dụng quy trình nuôi giun quế ăn chìm.

Cách cho ăn:

  • Chia sinh khối thành hàng có chiều rộng khoảng 25cm. Chừa các rãnh để chứa phân có chiều rộng khoảng 15-17cm.
  • Trộn phân bò với nước đến khi cảm thấy nhão.
  • Đổ phân vào các rãnh dày sao cho bằng với độ dày của sinh khối. Nếu luống phân hoặc luống sinh khối khô quá thì xử lý bằng cách: pha loãng phân bò với nước sạch. Sau đó tưới lên bề mặt luống.

Quy trình nuôi giun quế ăn chìm

Quy trình nuôi giun quế ăn chìm là phương pháp thu hoạch và tổng hợp tất cả các loại rác thải hữu cơ, rơm rạ, phân động vật vào 1 chuồng sau đó bỏ trùn vào chăm sóc. Phương pháp này phù hợp với những người đã có kinh nghiệm nuôi trùn. Bởi nó đòi hỏi kỹ thuật và sự am hiểu trùn rất cao. Trong quá trình nuôi, phải liên tục theo dõi và đảm bảo độ ẩm của thức ăn. Người nuôi cũng cần che nắng, che mưa cho trùn, và luôn phải giữ nhiệt độ cho phù hợp.

Nuôi trùn quế ăn chìm thu nhiều lợi nhuận

Để thu hoạch được sản lượng giun quế cao, bạn cần lưu ý thực hiện một số các kỹ thuật cho đúng. Đầu tiên là việc lên luống trùn, bạn hãy lên các luống với nhau sao cho khoảng cách các luống đạt khoảng 25 đến 30 cm. Khoảng cách này là phù hợp để có diện tích vừa đủ cho thức ăn trùn quế.

Tiếp theo, chuẩn bị đổ thức ăn để cho vào các rãnh giữa 2 luống. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng so với phương pháp ăn nổi thì với cho ăn chìm thức ăn cần đặc hơn. Sau khi đã đổ đầy đủ thức ăn, các bạn chỉ cần đắp lớp sinh khối lên bề mặt thức ăn là đã hoàn thành xong Quy trình nuôi giun quế ăn chìm

Như vậy, cách thực hiện cho trùn quế ăn chìm tuy không khó khăn. Nhưng nó đòi hỏi bạn phải cẩn thận và sát sao vì không được để thiếu độ ẩm.

Một số câu hỏi thường gặp khi nuôi trùn quế

Khi tự nuôi giun quế tại nhà, có rất nhiều thắc mắc mà người mới nuôi đưa ra. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi nuôi trùn quế và giải đáp của chúng tôi.

Có thể mua trùn quế ở đâu?

Điểm bán trùn quế mà các bạn có thể tìm đến là các trang trại nuôi bán giun quế. Bạn có thể tìm tới những trang trại uy tín, có tiếng để tìm được giống trùn tốt.

Giá trùn quế hiện nay là bao nhiêu?

Trùn quế có rất nhiều loại, nên giá bán trùn quế sẽ có mức khác nhau. Một kg trùn quế dao động từ 5.000 đồng đến 80.000 đồng tuỳ loại. Giá giống trùn quế giống sinh khối sẽ rẻ hơn giá trùn quế tươi.

Sinh khối trùn quế là gì?

Nuôi sinh khối trùn quế

Sinh khối trùn quế là gì? Sinh khối trùn quế là một tập hợp bao gồm: Trùn bố mẹ, trùn con, trứng, kén và rất nhiều cơ chất khác. Sinh khối trùn khi thả vào ô nuôi sẽ thích nghi và sinh trưởng rất nhanh. Trùn con và trứng kén sẽ phát triển không ngừng. Trùn bố mẹ thì tiếp tục sinh sản dày đặc. Nuôi sinh khối trùn hiện nay là cách vận chuyển và nhân giống an toàn hiệu quả nhất. Hơn nữa, so với phương pháp nhân giống truyền thống thì nó còn giảm thiểu được hao hụt rất nhiều.

Mua chế phẩm EM gốc ở đâu tốt nhất?

Ủ thức ăn cho trùn quế bằng chế phẩm EM hiện nay là phương pháp tối ưu nhất cho trùn sinh trưởng và khoẻ mạnh. Để sở hữu được những sản phẩm EM tốt nhất, bạn có thể liên hệ với Chephamsinhhocbio. Chúng tôi là đơn vị chuyên phân phối các dòng sản phẩm chế phẩm sinh học và thiết bị sinh học chất lượng cao tại Việt Nam. Chính vì vậy, hãy tìm tới đơn vị chúng tôi nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm. 

Lời kết

Như vậy, Chephamsinhhocbio đã chia sẻ tới các bạn cách nuôi trùn quế tại nhà. Khá đơn giản và cực kỳ chi tiết với những hướng dẫn này đúng không nào? Áp dụng cách này thì dù bạn là người mới nuôi trùn quế cũng cảm thấy đơn giản. Hơn nữa bạn còn tiết kiệm được một khoản chi phí để mua thức ăn chăn nuôi khá lớn đấy. Nếu có bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào về các sản phẩm chế phẩm sinh học, hãy liên hệ với Chephamsinhhocbio qua hotline: 0963 548 881- 0929 741 658 để được nhân viên tư vấn cụ thể nhé.

Chia sẻ:
Copyright © 2021 chephamsinhhocBio | DMCA.com Protection Status
Zalo
Hotline tư vấn: 0963.548.881