Sử dụng EDTA hiệu quả trong nuôi tôm giúp mang lại một mùa thâm canh thuận lợi. Đảm bảo quá trình sinh trưởng ổn định của tôm chính là cách tốt nhất để mùa vụ nuôi tôm của bạn bội tu. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm có nhiều vấn đề phát sinh. Những yếu tố từ môi trường, từ giống tôm cũng có thể gây ra những tai hại không ngờ đến. Nước ao nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng khi nuôi thủy sản. Nước ao bẩn, nhiễm phèn, độ pH không ổn định chính là nguyên nhân khiến sức khỏe tôm nuôi ngày càng yếu.
Tôm to khỏe, vỏ bóng mượt
Sản phẩm EDTA là gì?
EDTA là từ viết tắt của axit ethylenediaminetetraacetic. Đây là một axit hữu cơ mạnh. EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể hoặc bột màu trắng, không bay hơi và có khả năng hòa tan cao trong nước. Người ta sử dụng nó để xử lý kim loại nặng và giảm độ cứng của nước trong các trại giống hoặc trại nuôi tôm.
Công thức hóa học của sản phẩm EDTA
Edta có công thức hóa học C10H16N2O8. Nó là một axit hữu cơ mạnh được sử dụng để cô lập các kim loại nặng có giá trị II và III.Hóa chất không bay hơi và dễ hòa tan trong nước. Khoảng 20 năm trước sản phẩm Edta đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Trong công nghiệp, EDTA được sử dụng làm chất tẩy rửa, làm chhất khử khuẩn nước. Edta được dành riêng cho quá trình tẩy trắng giấy.
Trong ngành nông nghiệp, edta cũng góp phần tăng dinh dưỡng cho cây trồng.
Trong lĩnh vực làm đẹp, Edta cũng được tìm thấy trong mỹ phẩm để duy trì chất lượng sản phẩm và đảm bảo không có chất dinh dưỡng nào bị mất đi.
Hình ảnh sản phẩm EDTA tại Công ty Thiên Thảo Hân
Các đặc tính nào của chất EDTA cùng những ứng dụng trong đời sống?
Năm 1935, EDTA được tổng hợp bởi nhà bác học F. Munz (Oviedo và Roddri, 2003). Nó được tổng hợp từ ethylenediamine (C2H4(NH2)2), gốc Cyanide (HCN hoặc NaCN) (Sinax, 2011), formol (HCHO).
EDTA là sản phẩm thương mại đầu tiên và được dùng trong ngành công nghiệp năm 1948. Nhiều người đánh giá rằng hợp chất EDTA rẻ, có nhu cầu sử dụng toàn cầu cao (khoảng 100.000 tấn). Những sản phẩm thương mại ở dạng muối. Ví dụ như: CaNa2EDTA, NaFeEDTA, Na2EDTA, Na4EDTA,...( EPA, 2004).
Hóa chất EDTA được dùng trong nhà máy sản xuất chất tẩy rửa 33%, công nghiệp giấy 13%, xử lý nước 18% và nhiều ngành công nghiệp khác. Trong thủy sản thì hóa chất dùng để giảm bớt độ cứng của nước khi nuôi tôm thịt, ươm tôm giống.
Hệ thống xử lý nước lớn nhất nước
Tính chất sản phẩm EDTA
Tính chất của EDTA là tạo phức với kim loại theo tỷ lệ 1:1. Khả năng tạo phức với kim loại phụ thuộc vào pH của nước. Chẳng hạn như Ca2 + và Mg2 +, yêu cầu pH khoảng 10 (Sinax, 2011) . Sự tạo phức với kim loại cũng phụ thuộc vào hằng số tạo phức, hằng số này càng cao thì khả năng tạo phức càng cao. Đối với chì (Pb) hằng số K = 1018. Nhưng đối với Ca2 + K ~ 108. Cho dù Sinax (2011) trong nước chứa nhiều Ca2 + nhưng Pb2 + sẽ cạnh tranh với Ca2 +.
EDTA di chuyển vào đất, tạo phức với kim loại vi lượng và kim loại kiềm thổ (Na +, K +, Ca2 + ...). Sau đó làm tăng khả năng hòa tan của kim loại. Đặc biệt ở đất chua, EDTA tạo phức (chelate) làm giảm hoạt tính của Fe3 +. Trong môi trường kiềm, EDTA chủ yếu tạo phức với Ca2 + và Mg2 + để tạo thành CaMgEDTA (EPA, 2004), làm giảm độ cứng của nước xuống.
Cấu tạo của EDTA
Một lưu ý khác là có 10% nitơ trong phân tử EDTA, vì vậy bằng cách sử dụng EDTA, bạn có thể giúp bổ sung thêm nitơ vào môi trường để kích thích sự phát triển của tảo.Mặt khác, theo Sillanpaa (1997), Ca3 (PO4) 2 và FePO4 thường là dạng không tan trong nước, làm mất một lượng lớn PO43 trong nước. Làm hạn chế sự phát triển của tảo và gây khó khăn cho môi trường để gây ra màu của nước. Khi EDTA được sử dụng, nó tạo phức với Ca, Fe, giải phóng PO43 ở dạng hòa tan trong nước, do đó kích thích sự phát triển của tảo (Oviedo và Rodríguez, 2003).
>> Tham khảo: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm
Nguyên nhân gây bệnh cho tôm trong quá trình nuôi là gì?
Trong ao nuôi tôm có nhiều khí độc như NH2, NH3, H2S khiến tôm suy nhược, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh, giảm ăn,… Khí độc trong ao này có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Các chất thải có trong ao nuôi tạo ra khí độc
• Các ao trong khu vực rừng ngập mặn có nhiều xác của cây sú vẹt. Ngoài ra, ở một số ao nuôi phủ bạt trong nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao hòa vào nước làm thiếu ôxy tầng đáy và xuất hiện nhiều khí độc trong nước.
• Chất thải của tôm tạo ra khí độc. Nhất là H2S và NH3, vô cùng nguy hiểm cho tôm nuôi.
Cây sú vẹt ở rừng ngập mặn
Trời mưa khiến tạo ra khí độc ở ao nuôi
• Mưa cũng là một trong những lý do khiến khí độc tiếp xúc với tôm.
o Tiếng mưa lớn khiến tôm tập trung chủ yếu ở tầng đáy ao. Chính là nơi thiếu ôxy và có nhiều chất thải, khí độc.
o Khi trười mưa, nhiệt độc hay có xu hướng giảm nên tôm cũng có hướng di chuyển đến những nơi chất thải. Lý do vì ở những nơi có chất thải sẽ ấm hơn. Điều này gây ra mức độ ảnh hưởng của tôm bởi khí độc
o Trong điều kiện thời tiết âm u, có nhiều mây, ít nắng mặt trời. Tảo sẽ không có ánh sáng để quang hợp. Do đó, tảo không thể chuyển qua quá trình hô hấp. Điều này cũng làm cho oxy hòa tan trong ao nuôi tôm giảm xuống thấp
Trời mưa trong quá trình nuôi thủy sản
o Mưa cũng làm tăng độ chua của nước, làm pH giảm, làm tăng độc tính của H2S trong chất thải của tôm. Ở độ pH = 5 thì H2S cực độc. Ở pH = 10 thì H2S là không độc.
o Khi lượng mưa lớn và dai dẳng gây ra hiện tượng phân tầng, lớp trên cùng là nước ngọt và lớp dưới là nước mặn, làm mất oxy trong đất. Nên tôm dễ bị stress.
o Mưa kết hợp với gió mạnh làm cho mặt nước động sóng. Điều này tạo ra một dòng nước dưới đáy ao, khiến khuấy lên đáy ao và làm trôi đi lớp bùn mỏng bảo vệ bề mặt đáy, giúp khí H2S độc hại thoát ra ngoài. Quy trình thu hoạch và thu dọn xác tôm chết của người nuôi cũng tương tự. Khuấy đều đáy ap sẽ khiến khí độc thoát ra từ lớp bùn đáy.
Quá trình tôm lột xác tạo ra khí độc trong ao nuôi
• Ngoài ra, khi tôm lột xác, chúng thường tụ tập ở các khu vực chất thải có khả năng sinh ra khí độc. Nên dễ bị khí độc tấn công.
Khí độc rất nguy hiểm đối với tôm dù chỉ có thể có ít nhất 0,01 ppm H2S thì cũng gây chết tôm. Loại khí này có hại cho tôm hơn các loại khí độc khác như NO2, NH3,… Và hiện nay trên thị trường chưa có thiết bị nào giúp nhận biết và khử khí H2S trong ao nuôi. Khi khí độc trong ao cao, tôm sẽ có hiện tượng nổi đầu, kéo đàn, bơi chậm trên mặt nước, không ăn, gầy yếu. Nếu không được xử lý kịp thời tôm sẽ bị nhiễm bệnh và chết.
Tôm cá nổi đầu do nước ao nuôi
Những công dụng EDTA trong thủy sản là gì?
- EDTA giúp loại bỏ các kim loại nặng trong ao để tạo điều kiện cho tôm lột xác.
- Giảm váng nhờn, bọt, lắng cặn và chất lơ lửng trong ao nuôi, tiêu diệt độc tố tảo.
- Giải độc sau khi sử dụng các hóa chất khác cần thiết cho quá trình nuôi tôm. Chống sốc khi môi trường thay đổi (mưa, gió)
- Ổn định độ kiềm, pH trong ao nuôi
- Giảm phèn, cải thiện chất lượng ao nuôi, khử các khí độc như NO2, NH3, H2S,...trong ao để tránh tôm bị ngộ độc hoặc bị bệnh.
Ao nuôi nổi váng bọt
Loại EDTA nào trong nuôi tôm hợp lý nhất?
Hiện tại có nhiều loại EDTA trên thị trường. Chẳng hạn như hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sản phẩm EDTA. Ví dụ như: EDTA - H2Na2, EDTA - HNa3, EDTA - Na4, EDTA - H4.
Tuy nhiên trong thủy sản có 2 loại phù hợp nhất 2Na, 4Na. Nhờ đó, khả năng tạo phức bền với ion kim loại (liên kết tích cực của ion kim loại nặng - chelation), EDTA thường được sử dụng khi có sự xuất hiện của các ion kim loại như Alum gây ảnh hưởng xấu đến ao nuôi tôm cá,...
Đánh EDTA vào lúc nào là tốt nhất?
Để xử lý nước trong các trại nuôi tôm, liều EDTA thường được sử dụng là 5 - 10 ppm (1 ppm = 1 kg / 1000 m3). Trong việc xử lý nước trong nuôi tôm, đặc biệt là đối với các ao nuôi có độ mặn thấp và đất. Trường hợp nhiễm phèn thì dùng liều lượng cao hơn: 25 kg /1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để tăng độ kiềm cho ao nuôi. Có thể sử dụng liều thấp hơn 0,5 - 1ppm (1ppm = 1kg/1000m3)
Hiện nay, theo nghiên cứu khoa học EDTA không độc với môi trường và vật nuôi. Tuy nhiên, vì có tính axit nên bà con nên đeo găng tay bảo hộ. Sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh sốc cho tôm nuôi trong ao.
Đồ bảo hộ bảo vệ người dùng
EDTA có độc khi tiếp xúc không?
Như đã đề cập trước đây, Edta là một axit mạnh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vậy Edta có độc không và có khuyến cáo nào khi sử dụng Edta không? Cho đến thời điểm này, chúng ta đều đã sử dụng edta hầu như mỗi ngày.Edta làm chất bảo quản trong mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội, thuốc nhuộm - thuốc tẩy tóc,... Tuy nhiên, nó vẫn nằm trong mức chấp nhận được và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Quá trình sinh sản của chuột khi tiếp xúc với Edta qua đường miệng (ăn, uống) sẽ bị ảnh hưởng xấu. Còn đối với việc tiếp xúc với Edta qua da tay thì mức độ nguy hiểm thấp hơn nhiều. Nên người nuôi tôm phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ, tránh để da tay tiếp xúc với chất này để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.
Phân biệt EDTA thật – giả cho người tiêu dùng
Edta thường có nhiều loại. Bình thưởng trong quá trình chăn nuôi, thâm canh, người nuôi sẽ sử dụng edta 4 natri. Vì chất này dễ dàng hòa tan trong nước và không bay hơi. Việc xác định Edta thật giả rất dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có một số cách để người mua nhận biết. Đó là hòa tan 4-natri edta vào nước, chất này rất dễ hòa tan, khi hòa tan không có hiện tượng bọt khí, bay hơi hay phát xạ.nhiệt...Bên cạnh đó, người mua có thể kiểm tra sản phẩm bằng các cách sau:
• Tìm hiểu nhà phân phối tại Việt Nam và nhà sản xuất sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về nhà sản xuất. Thông qua các công cụ tìm kiếm trên Internet, danh bạ điện thoại của các nhà sản xuất. Hoặc gọi điện đến lãnh sự quán các nước để yêu cầu xác minh. Các đại lý được công nhận thường cấp giấy chứng nhận chất lượng và xuất xứ cho sản phẩm. Số lô tương ứng với chứng nhận xuất xứ cũng được ghi trên bao bì sản phẩm.
• Kiểm tra bao bì sản phẩm xem có bất ổn không. Đảm bảo rằng hình ảnh và văn bản được in rõ ràng và không bị mờ.
Bao bì in rõ thông tin
Bà con có thể tìm đến Công ty Thiên Thảo Hân để đặt mua EDTA. Chúng tôi là đơn vị phân phối sản phẩm uy tín trên thị trường. Người mua hoàn toàn có thể tin tưởng chúng tôi. Đặt hàng nhanh nhất khi liên hệ Hotline 0965.037.045.
>> Link mua sản phẩm: EDTA 4NA Nhật Bản bao 25kg
- Vai trò của khoáng canxi magiê đối với tôm (07.04.2022)
- Nguyên nhân và cách điều trị bệnh gan trên tôm mới nhất (06.04.2022)
- Quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đơn giản tại nhà (24.08.2020)
- Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm nhanh nhất (04.05.2022)
- Cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm nhanh chóng (28.04.2022)
- Tác dụng của Sodium Thiosulfate trong nuôi trồng tôm thủy sản (21.04.2022)
- Vai trò của Vitamin cho tôm cá cần thiết như thế nào? (12.04.2022)
- Liều lượng dùng và cách bổ sung vitamin C cho tôm cá hiệu quả nhất (08.04.2022)