Cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá mà chúng tôi cung cấp ở sau đây, tin chắc sẽ giúp bạn có được phương pháp chăm sóc cá tốt và hiệu quả nhất.
Để cá có thể phát triển khỏe mạnh thì chúng ta phải luôn giữ độ pH trong nước ở trạng thái ổn định. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân đã khiến cho độ ph quá cao và bạn đang tìm những cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá.
Cá mắc bệnh vì nước ao nuôi không đảm bảo
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho độ pH tăng, giảm
Khi nuôi cá cảnh, độ pH ở trong bể nước phải luôn đáp ứng được tiêu chí cân bằng. Tuy nhiên, lại có rất nhiều nguyên do khác nhau khiến cho độ pH bị giảm hoặc tăng. Và sau đây là một vài nguyên nhân khá phổ biến mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Do vật trang trí và lớp nền ở trong bể cá: Quá trình mọi người thay những viên sỏi ở trong bể cá cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng độ pH bị thay đổi. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều loại sỏi khác nhau, mọi người nên chọn đúng loại được khuyên dùng để trang trí cho bể cá để không làm ảnh hưởng đến độ pH. Bên cạnh đó, việc sử dụng san hô ở trong bể cá nước ngọt cũng sẽ làm thay đổi độ pH. Nguyên do là vì nó chỉ phù hợp với bể cá nước mặn mà thôi.
Nguyên nhân khiến cho độ pH bị tăng, giảm
Do nguồn nước và bộ lọc của bể cá: Việc mọi người thay đổi nước và bộ lọc cho bể cá cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến độ pH bị thay đổi ít nhiều. Do đó, mọi người hãy hạn chế sử dụng các hoá chất không cần thiết nhé!
Những cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá được nhiều người áp dụng
Cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá tốt và hiệu quả nhất là sử dụng các cách tự nhiên. Nếu như chúng ta sử dụng các hoá chất nó vừa không mang lại kết quả tốt, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các chú cá.
Cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá bằng cách dùng gỗ lũa
Với cách làm này rất đơn giản mà thôi, mọi người hãy để gỗ lũa vào trong bể cá. Chắc chắn độ pH sẽ nhanh chóng giảm đi, nhưng lúc này nước ở trong bể cũng có sự thay đổi ít nhiều. Nếu như, mọi người không muốn làm ảnh hưởng đến màu nước thì nên ngâm gỗ lũa vào một thùng riêng từ 1 đến 2 tuần và sau đó mới cho vào bể cá nhé!
Vậy tại sao gỗ lũa có thể làm thay đổi độ pH ở trong bể cá? Bởi vì nó có hoạt động tương tự với chiếc máy lọc nước và có tác dụng loại bỏ đi các hoá chất độc hại – đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng độ pH.
Dùng gỗ lũa để giảm pH nước ao
Làm giảm độ pH trong bể cá bằng cách sử dụng lá chuối khô
Với cách làm này, đầu tiên bạn hãy rửa sạch lá chuối khô và sau đó cho vào nồi nước, rồi đun sôi trong khoảng thời gian là 30 phút. Khi thấy nước đã chuyển sang màu vàng thì chắt ra và để nguội. Mỗi lần sử dụng thì chỉ cần đổ xuống bể cá tầm 1 lít và theo dõi độ pH để khắc phục dần nhé!
Sử dụng lá bàng
Sử dụng lá bàng cũng là một trong những cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Theo như thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu được, lá bàng không những có tác dụng làm mềm nước ở trong bể cá, mà nó còn có tác dụng làm giảm độ pH.
Tuy nhiên, có một điều mà mọi người nên lưu ý rằng, trong lá bàng có chất “Tanin” và nó có thể làm đổi màu của bể nước. Vì vậy, trước khi cho lá vào bể cá mọi người hãy ngâm lá bàng ở một châu riêng nhé!
Sử dụng lá bàng nước ao nuôi giảm pH tốt hơn
Cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá bằng cách dùng rêu bùn
Cũng giống như lá bàng, việc sử dụng rêu bùn sẽ làm đổi màu nước của bể cá. Vậy nên, trước khi cho rêu bùn vào bể thì mọi người nên ngâm riêng. Đồng thời, bạn cũng nên cho rêu bùn và một túi lưới hoặc túi lọc. Với cách làm này, rêu bùn sẽ hóa thân vào một chiếc máy lọc và nó sẽ làm giảm độ pH trong bể cá một cách tự nhiên nhất.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng các phương pháp tự nhiên để làm giảm độ pH của nước nuôi cá. Tuyệt đối không sử dụng các hoá chất không rõ nguồn gốc, vì như vậy sẽ khiến cá dễ bị sốc.
Cách làm tăng độ pH của nước nuôi cá
Bên cạnh việc làm giảm độ pH thì cách để nâng độ pH cũng được nhiều người quan tâm đến. Dưới đây là một vài phương pháp để nâng độ pH khi trường hợp môi trường nước có tính axit quá cao.
Dùng các bộ lọc để có thể trung hòa được độ pH.
Châm Kali hoặc xút vảy Caustic Soda vào bể cá nhưng phải chú ý đến liều lượng sử dụng vừa phải, tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các chú cá.
Sủi và sục khí oxy ở trong bể cá.
Công ty phân phối hóa chất thủy sản tại TPHCM
Quá trình nuôi cá cảnh đòi hỏi chúng ta phải quan tâm nhiều đến môi trường sống và giữ độ pH ở trong trạng thái tốt nhất. Nếu như bạn phát hiện độ pH trong bể cá quá cao thì hoàn toàn có thể áp dụng những cách làm giảm độ pH của nước nuôi cá mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên nhé! Nhìn chung, những cách làm này rất đơn giản, góp phần tiết kiệm chi phí và cũng đảm bảo môi trường sinh sống tốt nhất cho đàn cá.
Đồng thời, khi cần dùng hóa chất thủy sản để tăng – giảm độ pH cho ao cá thì tìm đến Công ty TNHH Thiên Thảo Hân ngay nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn bà con các sản phẩm hỗ trợ nuôi cá nhanh nhất tại Hotline 0965.037.045
- Cách sử dụng povidone iodine trong nuôi trồng thủy sản (08.08.2022)
- Cách sử dụng đồng sunfat trong ao tôm chi tiết (18.07.2022)
- Ứng dụng của đồng sunfat dùng để làm gì trong đời sống? (11.07.2022)
- Nước ao nuôi tôm bị phát sáng nguyên nhân là vì đâu? (05.07.2022)
- Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách chữa trị (23.06.2022)
- Cách sử dụng các hóa chất diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản (21.06.2022)
- Cách gây màu nước bằng cám gạo cho ao nuôi tôm cá (20.06.2022)
- Các loại bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng (15.06.2022)