Trong những năm gần đây, tình trạng môi trường ô nhiễm đã gây ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp nuôi tôm. Khiến cho năng suất của vụ nuôi bị hạn chế rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bà con đã áp dụng quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Thay vì hình thức nuôi tôm truyền thống gây ra nhiều rủi ro và giảm năng suất. Chephamsinhhocbio sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học trong bài viết này.
Chế phẩm sinh học là gì?
Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được điều chế và chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có trong tự nhiên. Chúng có nguồn gốc từ thực vật như rong, rêu, tảo…. Và nguồn gốc từ động vật như giun quế, côn trùng, vi sinh vật... Vi sinh trồng thủy sản ngày càng được sử dụng nhiều vì độ an toàn cao, thân thiện với con người và môi trường. Chúng không gây ra các chất độc hại cho vật nuôi, cây trồng hay thủy sản. Thậm chí nó còn cực kỳ thân thiện với môi trường.
Chế phẩm sinh học là gì?
Chế phẩm sinh học thường được phân chia làm 3 loại:
- Chế phẩm sinh học sử dụng trong chế biến thức ăn vật nuôi. Nó giúp cân bằng hệ tiêu hóa cho vật nuôi phát triển và chóng lớn.
- Chế phẩm sinh học được dùng để xử lý nước thải trong môi trường. Thường dùng để điều chỉnh sinh học, tăng cường các vi sinh có lợi và ức chế các vi sinh vật có hại cho nguồn nước.
- Chế phẩm sinh học trong xử lý đất: dùng để xử lý cặn bã hữu cơ như xác tảo, phân tôm,.
Chế phẩm sinh học thường được tạo ra dưới dạng bào tử hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi của các loài khác nhau trong môi trường đặc biệt. Điều này nhằm hạn chế hoạt động hoặc ức chế sự tăng sinh của vi sinh vật có hại. Tất cả những chế phẩm sinh học có thể điều chế ở dạng lỏng hoặc dạng hạt được phủ bởi các thể vi sinh.
Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản được ứng dụng rất nhiều vì những lợi ích sau đây:
Phòng ngừa bệnh dịch
Chế phẩm sinh học nuôi tôm có khả năng bổ sung những vi khuẩn có ích cho tôm sinh trưởng. Hơn nữa, nó còn gây ức chế với các vi khuẩn gây bệnh, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá của tôm. Giúp chúng tiêu hoá thức ăn tốt hơn, giảm thiểu các vi khuẩn đường ruột. Như triệu chứng bị sưng ruột, ruột vàng, phân trắng... Hơn nữa, nó còn giúp hạn chế các bệnh phát sáng, đóng rong nhớt trong ao hồ.
Chế phẩm sinh học giúp phòng ngừa bệnh dịch
Nuôi tôm theo quy trình sinh học giúp hạn chế được việc sử dụng kháng sinh, hóa chất độc hại. Nó không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có tác dụng phòng bệnh là chính.
Kích thích tôm sinh trưởng
Chi phí thức ăn nuôi tôm thường chiếm tới 1 nửa tổng chi phí nuôi tôm. Với mức ăn như vậy, để tăng hiệu quả sử dụng bà con đã bổ sung nhiều dòng vi khuẩn có ích vào cơ thể tôm. Giúp chúng hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vì thế mà tiết kiệm được thức ăn nuôi tôm.
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản còn giúp hạn chế những độc tố, ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe tăng cường đề kháng. Ở mọi giai đoạn nuôi tôm từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm đều nên sử dụng chế phẩm sinh học.
Kích thích tôm sinh trưởng
Tôm sẽ có tỉ lệ sống và sức tăng trưởng cao hơn những con giống không sử dụng chế phẩm sinh học. Hơn nữa nó còn bổ sung các vi khuẩn có lợi, nhất là cho đường ruột của tôm. Các vi khuẩn này sẽ tiết ra các enzym có vai trò phân tách các đa chất thành đơn chất. Giúp tôm không bị rối loạn tiêu hoá và dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.
Giảm ô nhiễm và chất độc trong ao
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản không chỉ có lợi cho tôm nuôi mà nó còn giúp giảm mùi hôi của nước ao hồ. Nhờ các chất hữu cơ được phân hủy mà bùn nhớt giảm đi đáng kể. Từ giai đoạn cải tạo ao nuôi đã có thể sử dụng chế phẩm sinh học. Và có thể duy trì trong suốt quá trình nuôi.
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản có tính tương thích cao, sử dụng được với nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau. Như quảng canh, thâm canh, hay hình thức siêu thâm canh,... Các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học có thể tiêu thụ hết thức ăn của vi khuẩn gây bệnh. Do đó không cho chúng có cơ hội phát triển. Đây là một lợi thế sinh học đặc biệt của chế phẩm sinh học vì nó không gây hại cho nguồn nước cũng như các sinh vật. Khác với việc thường xuyên sử dụng kháng sinh, hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Nuôi tôm theo quy trình sinh học
Quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học được diễn ra như thế nào?
Chuẩn bị ao nuôi tôm
Chuẩn bị ao nuôi tôm theo tiêu chuẩn
Ứng dụng vi sinh trồng thủy sản trong giai đoạn này phải thực thi nghiêm chỉnh theo các quy tắc thực hành quản lý ao nuôi tốt nhất (BMP) bao gồm:
- Thiết kế và xây dựng ao nuôi phù hợp với quy mô nuôi trồng thuỷ sản.
- Thực hiện đầy đủ các bước quan trọng nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất của chế phẩm sinh học. Đó là phơi và cày xới đáy ao, tiến hành san bằng, đầm nén đáy ao kỹ. Đồng thời nước phải được lọc kỹ trước khi đổ vào ao nuôi.
Xử lý đáy ao nuôi tôm bằng men vi sinh xử lý đáy ao
Trước mỗi mùa vụ nuôi tôm bà con cần phải tháo cạn nước hồ. Thực hành bắt bờ đê và nạo vét bùn cho sạch. Sau đó tiến hành bón vôi theo liều lượng tùy theo độ ẩm của đất. Tiến hành phơi ao từ 7 – 10 ngày sau khi bón vôi đến khi thấy các vết chân chim.
Trong quá trình nuôi, có thể dùng men vi sinh xử lý đáy ao để phòng nguồn nước ô nhiễm. Hòa tan men sau đó rải đều xuống ao. Hoặc ngâm với 3-4Kg mật rỉ đường sục khí từ 5-7h để hoạt hóa vi khuẩn sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng.
Xử lý nước ao nuôi bằng bột vi sinh cho bể cá
Xử lý nước ao hồ bằng dung dịch diệt khuẩn
- Lấy nước từ sông vào ao lắng để nước lắng tụ vật chất hữu cơ xuống đáy. Có thể dùng PAC để quá trình lắng tụ vật chất hữu cơ tốt hơn.
- Sau đó dùng lưới lọc bằng vải dày để bơm nước qua nhằm để hạn chế rác thải và ấu trùng tôm cá,…
- Để môi trường nước được ổn định môi trường từ 3 – 7 ngày. Sau đó sử dụng Chlorine hoặc BKC để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cũng như mầm bệnh gây hại trong môi trường ao.
- Sau thời gian diệt khuẩn, nên kiểm tra môi trường ao nuôi thường xuyên. Kết hợp sử dụng bột vi sinh cho bể cá để tôm phát triển đồng đều.
Chọn giống tôm tốt
Đọc thêm: THỨC ĂN Ủ XANH LÀ GÌ VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Chọn giống tôm tốt trước khi nuôi thả
- Chọn nuôi những giống tôm khỏe, có kích thước từ 1,2-1,5 cm. Ứng dụng công nghệ để loại bỏ những giống tôm bị bệnh.
- Thả nuôi tôm với mật độ vừa phải, tùy theo mô hình nuôi ao bạt hoặc ao đất mà bà con thả nuôi với mật độ phù hợp.
- Trước khi thả nuôi, phải đảm bảo nhiệt độ, độ mặn và pH của nước ao vì tôm giống cần phải được đo chuẩn. Khi thả tôm xuống ao nuôi phải thuần hóa trong thời gian từ 15-30 phút.
Quản lý thức ăn bằng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
Để tôm nhanh tăng trưởng, bà con cho tôm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thực hiện cách ủ vi sinh nuôi tôm.
Trong quá trình nuôi tôm, khi cho ăn bà con có thể kết hợp sử dụng xen kẽ các loại chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Cũng như các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên vào khẩu phần thức ăn của tôm mỗi ngày. Điều này giúp tôm tăng trưởng tốt hơn và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Quản lý thức ăn tôm bằng men vi sinh
Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như bệnh dịch, bà con có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm tự nhiên. Dùng chúng trộn với thức ăn hoặc tạt trực tiếp xuống ao nuôi. Điều này nhằm ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn virus gây bệnh. Một số loại chế phẩm vi sinh có thể sử dụng như: Men vi sinh navet Biozym, Gut – Well giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Hepa Plus giúp tôm được bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chức năng gan ruột, men ProZyme có lợi cho tiêu,...
Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI TRÙN QUẾ TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN VÀ CHI TIẾT NHẤT
Một số câu hỏi thường gặp khi nuôi tôm theo quy trình sinh học
Khi nuôi tôm bà con hay có một số thắc mắc sau:
Đánh vi sinh lúc nào là tốt nhất
Đánh vi sinh lúc nào là tốt nhất? Nên lựa chọn thời điểm cấy vi sinh vào sáng sớm. Nhiệt độ môi trường dao động từ 25-30 độ rất thích hợp cho vi sinh thích nghi với môi trường mới. Còn với những cơ sở đã hoạt động thì thời điểm thích hợp nhất để cấy vi sinh là vào cuối tuần. Lúc này, nước sẽ tuần hoàn trong hệ thống mà không có nước thải mới vào, đặc tính nước thải rất ổn định nên rất phù hợp cho việc cấy thêm vi sinh và cải tạo.
Nên đánh vi sinh vào sáng sớm hoặc cuối tuần
Diệt khuẩn bao lâu thì cấy vi sinh
Men vi sinh đã chứng minh được hiệu quả trong việc kiểm soát rất tốt sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh khi được đưa vào môi trường nuôi cấy. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật nuôi cấy một cách nhanh nhất. Ngoài việc có khả năng loại trừ các vi sinh vật gây hại, men vi sinh còn có tác dụng trong việc xử lý chất thải trong bể nuôi. Sau khi diệt khuẩn nguồn nước, bà con có thể tiến hành sử dụng các chế phẩm vi sinh.
Lời kết
Trên đây là các quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đã được Chephamsinhhocbio tổng hợp lại. Chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn những kiến thức cơ bản trong nuôi trồng thuỷ sản. Cụ thể là nuôi tôm. Hãy chia sẻ tới những người nuôi tôm khác nữa nhé.
Chephamsinhhocbio là cơ sở chuyên phân phối các dòng sản phẩm chế phẩm sinh học và thiết bị sinh học chất lượng cao tại Việt Nam. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào về sản phẩm, hãy tìm tới chúng tôi ngay nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các thông tin sản phẩm, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy liên lạc qua hotline: 0963 548 881- 0929 741 658 để được nhân viên tư vấn cụ thể.
- Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ và chu kỳ lột xác tôm thẻ (14.10.2022)
- Kích thích tôm lột xác bằng Saponin hiệu quả nhanh chóng (13.10.2022)
- Các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá vào mùa mưa (13.10.2022)
- Bệnh đục cơ cong thân trên tôm thẻ chân trắng do đâu? (12.10.2022)
- Tổng hợp nguyên liệu khoáng chất thảo dược cần thiết cho tôm (11.10.2022)
- Tác dụng của muối khoáng trong nuôi trồng thủy sản (07.10.2022)
- Xử lý nhớt ao bạt nuôi tôm bằng cách nào? (07.10.2022)
- Hàm lượng sắt trong ao nuôi tôm quan trọng thế nào? (06.10.2022)