Mật rỉ đường ủ phân hữu cơ được xem là một hoạt động khá phổ biến hiện nay. Trong ngành nông nghiệp, sự đổi mới đang ngày một rộng rãi hơn. Bà con dần có thói quen sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho các loại cây trồng. Nguồn phân bón hữu cơ này thường dễ sử dụng, giá thành không cao nhưng mang lại kết quả tuyệt vời. Việc thực hiện ủ phân bón cũng diễn ra ngày càng nhiều hơn. Bà con nông dân đã tận dụng lượng rác thải hữu cơ có sẵn tại nhà, trại chăn nuôi, địa phương mình để làm ra một nguồn phân bón dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Yếu tố để quá trình ủ phân bón nhanh chóng và thành công tối ưu chính là sử dụng kết hợp những men vi sinh, chế phẩm sinh học các loại. Trong đó, mật rỉ đường được nhiều bà con ưa chuộng sử dụng nhất.
Mật rỉ đường ủ chung với rác thải hữu cơ
Tìm hiểu về mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường chính là sản phẩm phụ ở giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất đường. Bên trong mật rỉ đường, thành phần chủ yếu thường sẽ bao gồm đường và các khoáng chất, nhóm vitamin…Mật rỉ đường được tận dụng trong khá nhiều hoạt động như: xử lý nước thải, điều chế rượu,… Nó được coi là nguyên liệu chứa dinh dưỡng tiết kiệm và hiệu quả tối ưu nhất để nuôi dưỡng và duy trì sinh khối cho sự phát triển của chủng vi sinh vật. Mật rỉ đường có giá thành tương đối rẻ, sử dụng không quá khóa và bảo quản dễ dàng. Đó là lý do tại sao việc sử dụng mật rỉ đường ngày một càng tăng.
>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về mật rỉ đường
Lợi ích phong phú của mật rỉ đường khi sử dụng đúng cách
Như đã nói ở trên, mật rỉ đường là chế phẩm sinh học sở hữu thành phần dinh dưỡng khá phong phú. Chế phẩm này được sử dụng cho vô số nhu cầu sử dụng trong ngành nông nghiệp, bao gồm: trồng trọt cùng chăn nuôi.
Các tác dụng chính mà mật rỉ đường mang đến cho bà con nông dân là:
+ Rỉ đường được sử dụng với mục đích điều chế ra phụ phẩm EM thứ cấp sử dụng phổ biến trong quá trình nuôi cấy vi sinh.
+ Rỉ đường được tận dụng để ủ phân hữu cơ tại những trang trại chăn nuôi.
+ Chế phẩm mật rỉ đường được sử dụng nhằm cải tạo lại đất trồng và độ tơi xốp của đất.
+ Mật rỉ đường cũng được bà con nông dân dùng để cải thiện mùi vị thức ăn cho gia súc, gia cầm ăn ngon miệng hơn
+ Rỉ mật được áp dụng trong khâu xử lý nước thải ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra, rỉ mật còn được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác như in ấn, sản xuất keo, sản xuất cồn,… với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cho cây
Mật rỉ đường ủ phân hữu cơ nắm vai trò quan trọng để thành công
Trong giai đoạn ủ phân, chủng vi sinh vật có trong mật rỉ đường đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy sự phân hủy nguyên liệu diễn ra hiệu quả. Vi sinh vật này có khả năng hiện diện tự nhiên trong nguyên liệu dùng ủ phân. Tuy nhiên, các nhóm vi sinh vật này cũng có thể được bà con cung cấp ngay từ đầu. Ngoài mật rỉ đường ủ phân hữu cơ, bà con còn chọn dùng men vi sinh EM hoặc chế phẩm nấm Trichoderma.
Với mục tiêu tăng thêm sinh khối và hỗ trợ cho hệ vi sinh thuận lợi thích nghi cùng với có quá trình hoạt động hiệu quả. Nó cần được tiếp cận với lượng thức ăn có nền sử dụng dễ dàng. Mật rỉ đường chính là sự lựa chọn lý tưởng làm thức ăn.
Vào thời điểm mật rỉ đường được thêm vào thùng ủ phân, nó sẽ giúp:
• Bổ sung một nguồn thức ăn chính cho vi sinh vật bên trong thùng ủ
• Tăng cao lượng sinh khối và hoạt động của vi sinh vật sẽ trở nên hiệu quả tốt hơn bao giờ hết
• Thúc đẩy thời gian ủ trở nên nhanh chóng hơn
Do mật rỉ đường sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng khá phong phú với lương đường (30 - 40%), khoáng chất (7 - 15%), nước (17 - 25%), các nhóm vitamin...Đây chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào được bổ sung cho hệ vi sinh sinh trưởng toàn diện và gia tăng cấp tốc.
Mật rỉ đường bổ sung thêm nguồn vi sinh vật
Từng bước thực hiện chi tiết khi dùng mật rỉ đường ủ phân hữu cơ
B1: Bà con chuẩn bị sẵn sàng thùng ủ phân hữu cơ
Bước trước tiên mà bà con cần phải chuẩn bị cho việc ủ phân là chọn loại thùng ủ có khối lượng dung tích hợp lý. Độ lớn của dung tích sẽ khoảng 20 - 120 lít. Thùng ủ phân hữu cơ phải mang không gian rộng rãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ủ phân sau này. Bà con khi ủ phân có thể chọn sử dụng thùng ủ với các loại nguyên liệu khác nhau như: thùng ủ nhựa, thùng ủ bằng gỗ...
B2: Bà con xác định chuẩn xác vị trí đặt thùng ủ phân hữu cơ
Bà con nên cân nhắc lựa chọn khu vực có ánh nắng khá tốt để thúc đẩy cấp tốc cho giai đoạn phân hủy và có thể dẫn nước thoát ra nếu có rò rỉ nước trong thùng ủ phân
B3: Thực hiện phân loại rác cách cách, sàng lọc rác làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ khi làm nhà
Nếu bà con mong muốn quá trình ủ phân bón hữu cơ diễn ra suôn sẻ. Thì rất đơn giản, vật liệu được dùng để ủ nên được lấy từ những loại rác thải như: phân gia súc, bã cà phê, xác cây, trái cây vụn, cỏ, giấy báo, mùn cưa, túi trà lọc, vỏ trứng, rơm rạ...
- Bà con khi ủ cần chú ý rằng:
Sẽ có một vài loại chất thải không thể sử dụng, chẳng hạn như cỏ dại, than củi, dầu mỡ, phân người và động vật chưa trải qua quá tình xử lý, những sản phẩm làm từ sữa, vỏ sò, gỗ đã được chế biến, đồ nhựa. hầu hết những loại xương, thịt của gia cầm và gia súc.
Bà con thu gom rác hữu cơ hàng ngày để ủ trong thùng phân bón
B4: Tận dụng mật rỉ đường ủ phân bón hữu cơ chuẩn từng bước
• Rải chất hữu cơ màu nâu và xanh lá cây xen kẽ trên mỗi lớp. Bổ sung mật rỉ đường giữa những lớp rác hữu cơ này để thúc đẩy quá trình phân hủy nhanh hơn. Bạn cũng có thể cho thêm một lượng nhỏ nấm đối kháng Trichoderma hoặc men vi sinh EM nếu thích.
• Trộn thật đều sau khoảng 2 tuần chứa trong thùng ủ phân. Bà con nên chú ý giữ phân ủ hữu cơ đang ở độ ẩm hợp lý, khoảng từ 40 - 60%. Một thùng ủ phân chất lượng sẽ giải phóng một lượng nhiệt nhất định khi được kiểm tra. Nếu thùng ủ đem lại kết quả như mong đợi thì chỉ sau khoảng một tháng. Chúng ta đã có thể dùng được nguồn phân này rồi đấy.
- Kiểm tra độ ẩm
Nếu người ủ phân hữu cơ nhận thấy nước rỉ ra giữa các ngón tay do tay cầm của hỗn hợp rác hữu cơ, chúng ta cần cung cấp thêm lượng rơm rạ hay cỏ khô để bù lại hàm lượng nước có trong rác hữu cơ. Nếu nắm chặt mà lúc bà con mở lòng bàn tay ra thấy chất độn chuồng lỏng lẻo thì đó tức là chất độn chuồng đang ở tình trạng thiếu ẩm, bạn cần cho thêm nước. Nếu thấy hỗn hợp dính lại là độ ẩm đạt yêu cầu
- Kiểm tra chất lượng phân hữu cơ vừa ủ.
Chất hữu cơ làm nên phân bón hữu cơ thường có các đặc tính như:
• Phân sau khi ủ sẽ chuyển thành màu nâu
• Phân bón có mùi đất
• Phân trộn bị vỡ vụn và trông tương tự như mùn thì tức là phân hữu cơ tại nhà đã hoàn toàn bị phân hủy và đã sử dụng được. Ủ phân hữu cơ ngay tại nhà hỗ trợ bà con chủ động được nguồn phân sạch bón cho cây trồng, tiết kiệm tiền bạc mua phân bón và sử dụng tối ưu lượng rác thải hàng ngày. Trong quá trình ủ phân, mật rỉ đường sẽ trợ giúp bà con tăng thêm hiệu quả hoạt động của bể ủ, giảm thời gian ủ phân. Nhất là mật rỉ đường lại có giá thành cực rẻ phù hợp với vườn trồng tại nhà.
Đặt mua chế phẩm sinh học dùng ủ phân hữu cơ tại TPHCM
Tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để làm phân bón cho cây là một hành động thông minh mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, quá trình dùng mật rỉ đường ủ phân hữu cơ có thể sẽ lâu nếu như không bổ sung thêm men vi sinh trong suốt giai đoạn ủ. Bà con sau khi đọc xong bài viết và cần mua chế phẩm sinh học thì nhắn tin cho Công ty Thiên Thảo Hân nhé!
Hotline 0929.741.658 của chúng tôi luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ bà con.
Các loại chế phẩm sinh học men vi sinh có thể bạn cần:
SẢN PHẨM | XUẤT XỨ | QUY CÁCH | LINK SP |
Nấm Trichoderma | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Men xử lý nước thải EMIC | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | can 20 lít | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | can 5 lít | Chi tiết |
Đạm cá cô đặc BIO | Việt Nam | chai 1 lít/can 5 lít | Chi tiết |
Mật rỉ đường | Việt Nam | can 40kg | Chi tiết |
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN GÀ HỮU CƠ NHẬT BẢN: NHỮNG LOẠI CÂY PHÙ HỢP VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ (03.08.2024)
- Top 5 loại thuốc đặc trị bọ trĩ trên dưa hấu hiệu quả (06.07.2024)
- Cách trị sâu vẽ bùa cho cây trồng hiệu quả (06.07.2024)
- Top 5 loại thuốc đặc trị sâu cuốn lá hiệu quả nhất (06.07.2024)
- 5 loại thuốc trị sùng đất hiệu quả nhất hiện nay (06.07.2024)
- Top 5 loại thuốc trị nhện đỏ hoa hồng hiệu quả (06.07.2024)
- Thuốc trị nhện đỏ cho mai vàng và cách diệt trừ hiệu quả (22.06.2024)
- Thuốc trị nhện đỏ trên cây sầu riêng và cách điều trị hiệu quả (19.06.2024)