Với những nhà có vườn cây, thì việc tưới tiêu chăm sóc là những công việc khá thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai chơi cây cũng biết nhiều kiến thức để chăm bón cây trồng đúng cách. Vì thế trong bài viết này, Chephamsinhhocbio muốn chia sẻ cách ủ nước vo gạo tưới cây tới độc giả. Để vườn cây nhà bạn có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Cùng theo dõi những thông tin vô cùng bổ ích dưới đây nhé.
Tác dụng đặc biệt của nước vo gạo với cây trồng
Có lẽ nhiều người cũng đã biết được một số tác dụng đặc biệt của nước vo gạo. Như làm đẹp da, khử mùi tanh của cá, rửa rau củ, làm trắng bóng răng,... Tuy nhiên nó còn có một tác dụng nữa đó là dùng nước vo gạo tưới cây.
Nước vo gạo có tác dụng gì với cây trồng?
Tưới cây bằng nước vo gạo giúp cho cây hấp thụ được rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong nước vo gạo có chứa nhiều chất như protein, kẽm, canxi, vitamin B,... Tuỳ thuộc vào cách sử dụng nước vo gạo mà cây sẽ phát triển khác nhau. Ví dụ, nước gạo ủ chua tưới cây sẽ cung cấp những vi khuẩn có lợi giúp cho cây không bị nấm, virus,...
Tưới cây bằng nước vo gạo giúp bạn tiết kiệm khá nhiều nước sinh hoạt. Tại sao lại không tận dụng một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời như thế? khi mà nước gạo là một loại chất thải vừa sạch vừa chứa đựng nhiều dưỡng chất. Và những chất này lại cực kỳ tốt và cần thiết cho cây trồng. Nhiều người cho rằng tưới rau bằng nước gạo giúp cho rau ngon hơn. Đặc biệt là các loại rau mùi, rau bạc hà, rau húng quế,...
Tưới cây bằng nước vo gạo chỉ thích hợp với vườn cây mini hoặc những khóm rau nhỏ. Đối với những vườn cây lớn cần lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động. Bởi lượng nước gạo sẽ không đủ để chăm sóc.
Hướng dẫn cách ủ nước vo gạo tưới cây đơn giản:
Sử dụng nước vo gạo tưới cây giúp cho cây phát triển xanh tốt. Bên cạnh đó còn chống lại được sâu bệnh, vi khuẩn, nấm,... Dưới đây là 3 cách ủ nước vo gạo tưới cây mà Chephamsinhhocbio tổng hợp lại. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn áp dụng cách phù hợp nhất với mình nhé.
Cách 1: Tưới trực tiếp nước vo gạo
Đây là cách dùng nước vo gạo tưới cây đơn giản và dễ làm nhất. Hàng ngày khi bạn nấu cơm, lúc vo gạo xong đừng đổ nước vo gạo đi nhé. Hãy giữ lại nước vo gạo tưới cây để cây có thêm nhiều dưỡng chất nhé. Đổ nước vo gạo vào một chiếc lọ thuỷ tinh để dễ quan sát. Khi nào cám gạo lắng xuống đáy chai thì bạn lấy phần nước không có cặn để tưới cây.
Nước gạo tưới cây giúp cây sinh trưởng tốt
Bạn có thể pha loãng nước vo gạo bằng nước lã rồi tưới vào gốc cây, không nên tưới vào lá cây. Nên tưới vào buổi chiều và tránh tưới cây vào buổi trưa nhé. Đặc biệt là những ngày thời tiết khí hậu nắng nóng.
Tưới cây bằng nước vo gạo là một cách chăm sóc cây khá tiết kiệm lại hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng quá. Chỉ nên tưới cây nước vo gạo 1 tuần từ 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả cao.
Cách 2: Ngâm nước vo gạo để qua đêm
Nước vo gạo ủ chua tưới cây là cách được nhiều người truyền tai nhau. Nước vo gạo ủ qua đêm sẽ lên men tạo ra các vi khuẩn có lợi cho các vi sinh vật trong đất. Khi tưới sẽ giúp cho cây xanh tốt và có thể chống lại được các loại sâu bệnh và nấm.
Sau khi vo gạo, chắt nước vo gạo ra một chiếc lọ thuỷ tinh đậy nắp kín. Sau đó đặt lọ ở nơi thoáng mát và để qua đêm. Sau một đêm, nước vo gạo sẽ lên men, dùng phần nước đã lên men pha loãng với nước để tưới cây. Cách dùng nước vo gạo tưới cây này cũng khá đơn giản nên bạn hãy thử áp dụng cho vườn cây nhà mình nhé.
Nước gạo lên men rất tốt cho hệ vi sinh trong đất
Một điều chú ý trong cách làm này đó là không nên lạm dụng quá nhiều. Với nước gạo ủ chua tưới cây chỉ nên áp dụng 10 ngày 1 lần để cây đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, khi tưới bằng nước vo gạo lên men bạn cũng nên pha loãng với nồng độ và tỷ lệ hợp lý.
Cách 3: Ủ nước tiểu và nước vo gạo
Với cách làm này, bạn phải ủ nước tiểu và nước vo gạo để tưới cây. Nước gạo vo xong bỏ vào một lọ thuỷ tinh ủ khoảng 10 ngày. Nắp lọ phải được đậy kín. Có thể ủ nước gạo và nước tiểu với nhau trong một thau kín.
Đến khi dùng để tưới cây, lấy một ít nước gạo đã ủ pha loãng với nước. Nếu không nồng độ nước tiểu và nước vo gạo quá đậm đặc có thể sẽ làm chết cây.
Ủ nước tiểu và nước vo gạo để tưới cây giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và sinh trưởng nhanh hơn. Chú ý không nên ngày nào cũng tưới cây bằng cách này. Nước vo gạo chỉ là nguồn dưỡng chất bổ sung cho cây. Chứ không thể thay thế nước bình thường. Chính vì vậy đừng lạm dụng quá nhé.
Bạn có thể tưới cây bằng nước tiểu kết hợp nước vo gạo
Ngoài một số cách ủ nước vo gạo tưới cây trên đây, bạn cũng có thể kết hợp nước vo gạo với những nguyên liệu khác. Hãy tham khảo thật kỹ trước khi quyết định tưới cây nhé.
Xem thêm về phân hữu cơ tốt cho cây:
Chú ý khi ủ nước vo gạo để tưới cây
Lấy nước vo gạo tưới cây là cách làm của rất nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng nước vo gạo để chăm sóc cho cây. Chính vì vậy, nếu lạm dụng nước vo gạo nhiều quá sẽ không đem lại hiệu quả. Thậm chí còn làm chết cây, một số chú ý sau đây sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản.
1. Không nên tưới nước gạo đặc lên cây
Dùng dùng nước vo gạo tưới cây giúp cây phát triển xanh tốt. Tuy nhiên không nên lạm dùng cách làm này. Trong nước vo gạo có chứa một hàm lượng lớn chất tinh bột. Nếu tưới cây với một lượng lớn nước vo gạo sẽ làm tinh bột bị lên men. Tạo thành axit trong đất, axit chua sẽ làm kìm hãm sự phát triển của cây. Chính vì thế nếu bạn có ý định lấy nước vo gạo tưới cây thì phải thật chú ý.
Nên pha loãng nước vo gạo với nước trước khi tưới
Để cây không bị hại, khi tưới cây nước vo gạo bạn nên pha loãng với nước. Tưới vừa phải tránh gây ngập úng ở gốc cây. Không nên ngày nào cũng tưới cây nước vo gạo mà 1 tuần chỉ nên tưới 2 - 3 lần. Đối với nước gạo ủ chua tưới cây lên men thì 10 ngày tưới 1 lần.
2. Một số loại cây không nên ủ nước gạo để tưới
Tuy rằng nước gạo tưới cây là rất tốt, nhưng không phải loại cây nào cũng nên tưới bằng nước vo gạo. Bởi nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây là khác nhau. Một số loại cây không thích hợp với nước gạo tưới cây là: cây xương rồng, cây dương xỉ, cây hoa râm bụt, …
Thay vào đó, hãy dùng nước vo gạo pha loãng để tưới cho các loại cây hoa như hoa hồng, hoa lan,... Hoặc các loại cây rau xanh như rau cải, rau ngót,...
3. Khi nào không được dùng nước vo gạo để tưới cây?
Ngoài việc chú ý pha loãng nước vo gạo tưới cây, thì các bạn cũng cần chú ý những điều khác. Như những trường hợp tuyệt đối không được tưới cây bằng nước vo gạo. Nếu không cây của bạn không những không phát triển mà còn bị chết nữa.
4. Môi trường có nhiệt độ quá cao
Không nên tưới cây dù là bất kỳ loại nước nào khi nhiệt độ môi trường đang ở mức cao
Dù là tưới nước bình thường hay nước vo gạo thì bạn cũng không nên tưới cây khi nhiệt độ đang ở mức cao. Trong một ngày, khoảng thời gian giữa trưa và đầu giờ chiều là thời điểm nhiệt độ cao nhất. Đặc biệt là vào những ngày hè, lúc này bạn tuyệt đối không được nước gạo tưới cây.
>> Đọc ngay: HƯỚNG DẪN CÁCH Ủ VỎ CHUỐI LÀM PHÂN BÓN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ MỚI NHẤT
5. Chất lượng đất quá ẩm
Khi đất ẩm tức là trong đất đã có một lượng nước nhất định. Lúc này bạn sẽ không cần phải tưới cây. Nếu như tưới thì cây sẽ bị úng nước. Chính vì vậy, trước khi có ý định tưới cây hãy kiểm tra độ ẩm của đất nhé.
Một số câu hỏi thường gặp khi ủ nước vo gạo tưới cây
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của những người có thú vui trồng cây cảnh
1. Có nên sử dụng nước vo gạo tưới cây thường xuyên không?
Không nên tưới cây bằng nước vo gạo một cách thường xuyên
Không nên dùng nước vo gạo để tưới cây một cách thường xuyên. Nước vo gạo chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cây, nhưng nó không thể thay thế nước bình thường. Bạn chỉ nên dùng nước vo gạo để tưới cây khoảng 2 - 3 lần/ tuần. Với nước vo gạo lên men thì tưới với tần suất 10 ngày 1 lần. Nếu tưới cây bằng nước vo gạo thường xuyên, cây có thể sẽ không phát triển được. Vì trong nước vo gạo có hàm lượng tinh bột rất lớn. Sẽ tạo ra axit chua trong đất và kiềm chế sự phát triển của cây trồng.
>> Xem ngay: BẠN CÓ TIN RẰNG VỎ TRỨNG CÓ THỂ LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY?
2. Có nên tưới trực tiếp nước vo gạo ủ chua tưới cây không
Nước gạo rất tốt nhưng không nên tưới trực tiếp lên cây
Như đã nói, bạn không nên sử dụng nước vo gạo đặc để tưới cây. Nước vo gạo trước khi đem đi tưới phải để lắng hết cặn. Sau đó phải pha loãng với nước theo một tỷ lệ phù hợp để tưới vào gốc cây. Sử dụng bất kể dung dịch hay hỗn hợp gì tưới cây cũng cần phải pha loãng theo hướng dẫn. Nếu không cây sẽ không phát triển được và thậm chí bị chết.
3. Có cách ủ nước vo gạo tưới cây nào khác không?
Ngoài những cách ủ nước vo gạo tưới cây mà Chephamsinhhocbio chia sẻ trên đây, bạn có thể tham khảo nhiều cách khác. Hãy tìm đến những công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc cây xanh uy tín để được tư vấn và giải đáp nhé.
Lời kết
Trên đây là một số cách ủ nước vo gạo tưới cây vô cùng đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cho chính vườn cây của mình. Chephamsinhhocbio rất muốn chia sẻ tới các bạn những kiến thức cơ bản và những mẹo vặt bổ ích cho cây trồng. Nếu thấy những tips này hay ho, hãy chia sẻ tới mọi người xung quanh bằng cách share bài viết này nhé.
Chephamsinhhocbio là đơn vị chuyên phân phối các dòng sản phẩm chế phẩm sinh học và thiết bị sinh học chất lượng cao tại Việt Nam. Nếu có bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc gì về sản phẩm hoặc những kiến thức về cây trồng, hãy tìm tới chúng tôi nhé.
Để biết thêm nhiều thông tin về các sản phẩm sinh học hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy liên lạc qua hotline: 0965 037 045 - 0929 741 658 để được nhân viên tư vấn cụ thể.
Các loại chế phẩm sinh học không thể thiếu trong trồng trọt:
SẢN PHẨM | XUẤT XỨ | QUY CÁCH | LINK SP |
Nấm Trichoderma | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Men xử lý nước thải EMIC | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | can 20 lít | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | can 5 lít | Chi tiết |
Đạm cá cô đặc BIO | Việt Nam | chai 1 lít/can 5 lít | Chi tiết |
Mật rỉ đường | Việt Nam | can 40kg | Chi tiết |
Thuốc trừ sâu sinh học | Việt Nam | gói 30gr | Chi tiết |
Chất bám dính | Việt Nam | chai 120ml/500ml/1l | Chi tiết |
Phân bán humic 99% | Mỹ | gói 1kg | Chi tiết |
- Thuốc trị tuyến trùng rễ cà phê tăng nông sản x2 (25.08.2023)
- Thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng được quan tâm nhất (25.08.2023)
- Nấm săn tuyến trùng là gì? Nhà nông đừng bỏ qua bài viết này nhé… (25.08.2023)
- Cách sử dụng nấm 3 màu đúng cách là gì? Bà con đã biết cách dùng nấm 3 màu hay chưa? (08.08.2023)
- Muốn cây luôn tươi tốt thì bà con đừng bỏ qua thông tin thuốc trừ bệnh sinh học cho cây trồng sau… (21.07.2023)
- Chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng được nhà nông tin dùng hiện nay (21.07.2023)
- Các loại rau dễ trồng mùa mưa mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nông (21.07.2023)
- Bón Đạm Cá Cho Cây Ăn Quả Phù Hợp Cho Từng Loại Cây Trồng (13.07.2023)