Cách ủ trấu bằng trichoderma cực “xịn xò” sẽ mang đến kết quả thành công cho bà con. Hình ảnh trấu đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhất là khi nước ta là nước có truyền thống nông nghiệp. Nên trấu càng thêm thân quen và gần gũi. Vào mỗi vụ thu hoạch, lượng trấu tồn dư trên cánh đồng không thể nào kiểm soát hết. Trước kia, bà con sẽ bỏ đi khối lượng trấu này. Nhưng hiện nay, người ta đã có phương pháp tận dụng trấu sao cho triệt để và có lợi nhất. Ủ trấu hoại mục bón trong trồng trọt chính là giải pháp xử lý trấu tuyệt vời đới với kinh nghiệm trong nông nghiệp.
Tìm hiểu về trấu là gì?
Theo bách khoa toàn thư, vỏ trấu là lớp bao bọc cứng bên ngoài của hạt gạo có tác dụng bảo vệ hạt gạo trong suốt mùa sinh trưởng. Bình thường, trấu được thu thập cùng với gạo. Sau khi đã loại bỏ lớp rơm bên ngoài, nếu muốn lấy hạt gạo trắng bên trong thì người ta đem xay cho sạch vỏ trấu. Về thành phần, trấu có chứa những chất hữu cơ như hemicellulose, nitơ, cellulose, lignin và các chất vô cơ. Trong đó, lignin chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30%, xenluloza 35 - 40%. Trong thành phần này còn có khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi nên sẽ làm cháy trong quá trình đốt vỏ trấu và khoảng lệ biến thành tro ở khoảng 25%.
Trấu sau khi thu hoạch lúa thu được
Trấu ủ hoại mục là loại trấu như thế nào?
Không giống như than trấu được hun than từ trấu. Trấu ủ hoại mục hay trấu ủ mục được xem là một phương pháp để làm phân hữu cơ bón cho cây. Nó cũng là chất tạo mùn để duy trì lượng phân bón mà người nông dân dùng bổ sung sau này. Vỏ trấu ủ hoai mục ngoài giá trị làm phân bón còn được dùng làm giá thể. Trong phương pháp ủ trấu hoại mục này các chất dinh dưỡng vốn có hầu như được giữ nguyên, những thành phần không bị mất đi như trấu hun. Sự phân hủy tạo ra mùn thấm vào đất, làm tơi xốp đất, kích thích sự phát triển của rễ cây và làm tăng đáng kể sản lượng của cây trồng.
Trấu đã được hun
Trấu ủ hoại mục giữa vai trò quan trọng ra sao?
Vỏ trấu ủ hoại mục giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt trong ngành trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.
• Phương pháp ủ trấu hoại mục có nhiều chất đạm hơn, giúp cây phát triển xanh tốt.
• Chất dinh dưỡng giàu khoáng
• Đất trồng tơi xốp, rễ nhanh phát triển, thoáng khí
• Hỗ trợ khả năng giữ ẩm, điều tiết tối đa lượng nước tưới khi trồng cây
• Gía thành phải chẳng, không đắt đỏ
• Khả năng phân hủy tự nhiên cực ổn định, không gây nguy hại cho môi trường
• Khi phân hủy thì trấu sẽ thẩm thấu vào trong đất làm cho đất trở nên màu mỡ và giàu dinh dưỡng hơn.
Điểm trừ lớn nhất mà nhiều người e ngại khi ủ trấu chính là thời gian. Để trấu đạt được tiêu chuẩn chất lượng thì cần phải ủ trong quãng thời gian dài, có khi lên đến vài tháng.
Ủ trấu dùng bổ sung thêm dưỡng chất cho cây trồng
Cách ủ trấu bằng trichoderma cực “xịn” cho người nông dân
Thành phần bên trong trấu tươi có rất nhiều tinh bột cùng với chất dinh dưỡng trong lớp vỏ. Nhìn tưởng chừng như vô hại nhưng các chất này sẽ là một phần nguyên nhân khiến cây dễ bị sâu bệnh. Nếu sử dụng trấu tươi với khối lượng quá mức đó thì dễ xảy ra trình trạng bọ mạt, gây nên những bất tiện cho người dùng. Chất lượng đối với giống cây trồng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy cần phải ủ trấu hoại mục.
Cách ủ hoại mục trấu cũng giống như các hình thức ủ khác. Bà con nên ủ bằng phân chuồng và các chế phẩm vi sinh khác như nấm đối kháng Trichoderma. Sự phối hợp này sẽ làm cho trấu hoai nhanh hơn và tăng số lượng vi sinh vật có lợi cho cây trồng.
Những nguyên liệu tiêu chuẩn cần chuẩn bị
Nguyên liệu có vai trò cơ bản trong suốt quy trình ủ trấu, hãy lựa chọn những nguyên liệu sau cho hoạt động ủ trấu của bạn:
• Trấu: 100kg
• Phân chuồng (bò, lợn, gà…): khối lượng từ 40 - 50kg
• Nấm đối kháng Trichoderma: 250gram
• Cỏ dọn vườn, rác lá cây, cỏ dọn vườn (nếu có)
• Nguyên liệu cám gạo: 1.5 - 2 kg
• Đường đỏ: 100gram (có thể thay thế bằng 300gram mật rỉ đường)
• Men vi sinh EM (nếu có)
Cách thực hiện ủ trấu hoại mục bằng nấm Trichoderma
Dùng thùng ủ lớn hoặc có thể trải một tấm bạt ni lông trên mặt đất. Việc ủ dưới đất có tác dụng tốt hơn khi không dùng bạt bên ngoài. Lần lượt thực hiện từng bước một cách cẩn thận
Tạo hỗn hợp trấu hoại mục cùng nấm Trichoderma
Bà con đem trộn nấm đối kháng Trichoderma cùng với cám gạo. Trấu, phân chuồng và chất thải hữu cơ cũng được trộn vào thật đều. Rắc hỗn hợp cám gạo và nấm Trichoderma lên trên trong khi trộn.
Trộn đường đỏ hoặc mật rỉ đường trong hộp đựng. Bổ sung thêm nước để đống ủ vừa được trộn ở mức từ 60 – 70%. Có một mẹo nhỏ là cách ủ trấu hoại mục mà nhiều nhà nông mách nhau để biết việc ủ trấu có đạt yêu cầu hay không? Đó là dùng tay nắm chặt một ít hỗn hợp vừa làm xong. Khi thấy nước rỉ ra giữa các kẽ ngón tay thì là đã đạt được độ ẩm thích hợp. Đối với hỗn hợp vừa tạo, bà con nên bảo quản dưới bạt che thật kín để tránh nắng, mưa và đảm bảo nhiệt độ ổn định cho hỗn hợp ủ.
Tiến hành ủ trấu cùng nấm trichoderma
Hướng dẫn đảo đống ủ trấu bằng trichoderma
Từ sau khoảng 4 - 7 ngày, nhiệt độ của hỗn hợp trấu ủ thường có thể lên tới 70 độ với chế độ ủ thích hợp. Trong giai đoạn này, sự phát triển của chủng vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng hơn. Thực hiện ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ. Đồng thời tiêu diệt những vi sinh vật gây hại.
Từ khoảng 15 - 20 ngày, lật ngược đống ủ bắt đầu từ ngoài vào trong. Bà con nhớ khuấy đều. Sau khi đảo tiếp tục phủ bạt, trộn lần 2 sau khoảng 10 ngày. Tiếp tục ủ thêm khoảng 1 tuần nữa rồi mới tiến hành kiểm tra lại đống ủ.
Phương pháp ủ trấu hoại mục đạt đúng chuẩn khi đống ủ có màu nâu sẫm, xốp và có mùi chua nồng như giấm. Khi bạn đặt tay lên nó, nó có cảm giác ấm áp thì nó đã có thể hòa trộn với đất. Đến đây, phương pháp ủ phân hữu cơ đã đạt được kết quả và có thể dùng để bón cây. Thời gian ủ của trấu thường là 35 - 45 ngày, thực hiện đảo đống ủ 2 - 3 lần trong quá trình ủ.
Lưu ý rằng bạn không sử dụng vôi khi thực hiện phương pháp này. Vôi tiêu diệt các vi sinh vật hiếu khí trong đống ủ. Chỉ nên dùng vôi trộn với đất là tốt nhất
Trấu sau khi đã được ủ hoại mục
Những điều cần chú ý của cách ủ trấu bằng trichoderma là gì?
Áp dụng chế phẩm Trichoderma trong cách ủ trấu bằng trichoderma hỗ trợ thúc đẩy hệ vi sinh vật lợi ích trong đất phát triển. Các chất hữu cơ có trong đất sẽ được phân hủy nhanh hơn. Đất đai màu mỡ và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng vào vụ sau. Nguồn dinh dưỡng này vô cùng hoàn hảo cho cây trồng. Việc pha trộn chế phẩm sinh học Trichoderma đúng cách giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng. Cây có khả năng chống chịu trước nhiều vi sinh vật gây hại. Đặc biệt, khi ủ trấu cùng với nấm đối kháng Trichoderma, bạn cần lưu ý những điều sau:
• Cách ủ trấu hoại mục cần thiết bổ sung thêm phân hữu cơ đã qua quá trình ủ hoai mục, sẽ tạo điều kiện cho nấm Trichoderma phát triển dễ dàng và tốt cho đất.
• Khi thực hiện trộn đống ủ trấu hoại mục, cần phải đảo trộn đều những nguyên liệu lại với nhau.
• Bổ sung nước thường xuyên trong quá trình ủ để đạt được độ ẩm đúng tiêu chuẩn, độ ẩm tối thiểu nhất là 50%
• Các lớp ủ nên được giữ ở độ cao vừa phải và có bạt che để tránh tiếp xúc với các yếu tố làm hạn chế sự phát triển của giá thể của nấm Trichoderma.
• Đảm bảo được thời gian ủ chính xác là ít nhất 30 ngày trước khi bón phân cho cây.
Trấu được dùng để bón cho cây xanh
Mua nguyên liệu ủ trấu bằng trichoderma ở đâu tại TPHCM?
Nếu bà con còn nhiều băn khoăn về cách ủ trấu bằng nấm trichoderma thì hãy liên hệ ngay với Công ty Thiên Thảo Hân để tìm được nguồn nguyên liệu chất lượng và đảm bảo. Chúng tôi sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích từ kinh nghiệm của mình trong quá trình ủ trấu cùng với nấm trichoderma.
Tại đây chúng tôi luôn luôn cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, cùng với chất lượng tốt nhất. Đảm bảo rằng vụ thu hoạch của bạn luôn có nhiều sản phẩm "cực chất lượng". Giá cả trên website chephamsinhhocbio của chúng tôi luôn minh bạch, rõ ràng với nhiều sản phẩm phong phú cho khách hàng lựa chọn theo ý muốn. Ngay cả khi có sự giúp đỡ của các chuyên gia tại đây, bạn sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ tận tâm nhất. Bạn nên tin tưởng hoàn toàn vào sự lựa chọn của mình. Đừng chần chừ gì nữa mà liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0965.037.045
Các loại chế phẩm sinh học men vi sinh hiệu quả sử dụng:
SẢN PHẨM | XUẤT XỨ | QUY CÁCH | LINK SP |
Nấm Trichoderma | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Men xử lý nước thải EMIC | Việt Nam | gói 1kg | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | can 20 lít | Chi tiết |
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | gói 200gr | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE | Việt Nam | chai 1 lít | Chi tiết |
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE | Việt Nam | can 5 lít | Chi tiết |
Đạm cá cô đặc BIO | Việt Nam | chai 1 lít/can 5 lít | Chi tiết |
Mật rỉ đường | Việt Nam | can 40kg | Chi tiết |
- Cách bón phân gà cho cây ớt ra nhiều quả (12.04.2024)
- Có nên bón phân gà cho rau không? (12.04.2024)
- Bảng giá phân gà vinh sinh, hữu cơ mới nhất (12.04.2024)
- Phân gà nở là gì? Mua phân gà nở nhật bản ở đâu (12.04.2024)
- Phân gà có tốt không? Những tác dụng của phân gà (12.04.2024)
- Công dụng của mật rỉ đường trong đời sống (12.04.2024)
- Mật rỉ đường nuôi vi sinh, tác dụng và cách nuôi (12.04.2024)
- Những tác dụng của canxi bo đối với cây trồng (12.04.2024)