Kỹ thuật cách ủ rơm tươi với rỉ mật đường urê cho trâu bò

Hướng dẫn cách ủ rơm bằng rỉ mật đường cho bò

Rỉ mật đường cho bò thường được người nông dân sử dụng trong khẩu phần ăn của bò. Nước ta sau mỗi vụ thu hoạch lúa hàng năm thì lượng rơm rạ tồn dư lại vô cùng nhiều. Lượng rơm dư này được bà con dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc hoặc ủ phân trồng nấm. Tuy nhiên, điều đáng buồn là lượng rơm rạ này được sử dụng vẫn chưa triệt để, hiệu quả sử dụng chúng mang lại không được cao như mong đợi. Nguyên nhân vì lượng dinh dưỡng có trong rơm thấp hơn nhiều so với cỏ tươi. Hàm lượng độ xơ cũng không đủ để cho bò phát triển khỏe mạnh. Phối hợp thêm mật rỉ đường trong khẩu phần ăn sẽ giúp giải quyết các vấn đề thiếu dưỡng chất này.

 

Trang trại nuôi bò chuyên nghiệp

Trang trại nuôi bò chuyên nghiệp

Tình hình tận dụng triệt để lượng rơm rạ sau mỗi mùa thu hoạch lúa

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp, số liệu mỗi năm Việt Nam có khoảng 40 triệu tấn rơm rạ được tiêu hủy và xử lý. Đây là nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai thác và sử dụng thật hiệu quả nhất. Chiến dịch  “Tháng hành động vì môi trường” nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp thực hiện chiến dịch “Cánh đồng không đốt rơm rạ” cùng với Hội Nông dân Viện Nam vào sáng ngày 2/06.

Mục tiêu chính của chiến dịch này là nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ. Đồng thời, đem đến những giải pháp hữu ích để tái chế, tái sử dụng rơm rạ đạt hiệu quả, tiết kiệm kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mối nguy hại của vấn đề đốt rơm rạ trên đồng ruộng mang lại

Theo điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội sản xuất hơn 1 triệu tấn rơm cùng với phụ phẩm nông nghiệp, lượng rơm rạ đốt trên đồng ruộng vượt quá 30%. Trong rơm rạ có chứa nhiều khí độc hại như khí CO2, NO2, CO, SO2, muội than...khiến ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe con người như suy suy tim, suy nhược cơ thể, hô hấp, nhiễm trùng phổi. Trong thời gian lâu dài có thể gây mắc bệnh ung thư phổi.

Đốt rơm rạ trên đồng ruộng không chỉ gây ô nhiễm không khí, đốt rơm rạ còn làm tiêu hao chất dinh dưỡng của đất. Đốt đồng nhiều lần, lâu ngày sẽ làm biến chất đất, làm mặt ruộng trở nên chai cứng hơn, sự xuất hiện của nhiều loài sâu hại cây trồng diễn ra. Theo các nhà khoa học, sau mỗi mùa vụ thu hoạch 1ha lúa thì thu được 6 tấn rơm rạ. Nếu đốt hết lượng rơm rạ này thì chúng ta sẽ lãng phí khoảng 6 triệu đồng.

Đối với tình huống lượng rơm rạ này, người nông dân có thể chủ động phòng tình trạng đói rét cho gia súc trong mùa đông thiếu hụt cỏ tươi. Đồng thời, như vậy cũng giúp tận dụng được nguồn rơm rạ tồn dư sau khi thu hoạch. Bà con cần dự trữ và chế biến rơm rạ làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Sản phẩm rơm rạ ít dinh dưỡng thì thường trâu bò sẽ không thích ăn nhưng khi chế biến lại là nguồn thức ăn bổ dưỡng, hàm lượng đạm tăng cao gấp hai lần, mùi vị thơm ngon hơn nhiều so với rơm thô, tạo cảm giác thèm ăn cho gia súc cho bạn.

 

Ô nhiễm không khí do khói từ rơm rạ đốt trên đồng

Ô nhiễm không khí do khói từ rơm rạ đốt trên đồng

Bí kíp mẹo ủ rơm cùng với rỉ mật đường cho bò

Bà con nên ủ rơm với rỉ mật đường và thêm urê để xử lý những lignin và chất xơ của rơm. Giải pháp này giúp tăng cao nguồn dinh dưỡng sau khi ủ rơm, hạn chế mùi amoniac, tăng khẩu vị cho trâu bò. Từ đó, khuyến khích trâu bò ăn nhiều hơn.

Trước khi ủ rơm rạ, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: 100kg rơm khô, 3kg rỉ đường, 4kg urê, 1kg muối, 100l nước sạch, túi nilon hay thùng để ủ chua.

  • B1: Tiến hành cho rơm khô vào bên trong túi nilon hay thùng chống thấm nước, có thể dùng rơm cuộn hoặc rơm đã được tháo rời
  • B2: Bà con trộn đều những nguyên liệu trên theo tỷ lệ ban đầu gồm có nước, urê, mật rỉ đường và muối
  • B3: Chia đều hỗn hợp vừa trộn ở bước 2 trộn cùng với rơm ở bước 1.

B4: Buộc thật chặt túi nilon hoặc đậy kín vật thùng ủ rơm. Bà con chú ý bảo quản ở khu vực khô ráo, thoáng mát để tránh côn trùng phá hoại. Rơm ủ có thể được sử dụng sau 7 ngày đối với rơm đã được xay, rơm cuộn và rơm dạng rời. Thời gian ủ rơm có thể sử dụng sau 14 ngày. Trước khi sử dụng rơm ủ, bà con cần phải kiểm tra chất lượng rơm ủ đã ổn định chưa trước khi cho vật nuôi của mình ăn. Rơm ủ đạt chất lượng theo yêu cầu thường có màu vàng rơm óng, rơm mang mùi thơm của mật mía, mùi urê khi nhẹ và không bị nấm mốc gây hôi thối.

 

Người nông dân ủ mật rỉ đường với rơm rạ

Người nông dân ủ mật rỉ đường với rơm rạ

Ưu điểm vượt trội của tận dụng rỉ mật đường cho bò trong quá trình nuôi

Kinh nghiệm ủ rơm với mật rỉ đường kết hợp với urê sẽ giúp rơm mềm hơn, cắt giảm lượng xơ trong rơm và bảo quản rơm sử dụng lâu hơn.

Tận dụng nguyên liệu phụ phẩm mật rỉ đường nông nghiệp là trợ thủ đắc lực cho ngành chăn nuôi. Trâu bò ăn ngon miệng, tăng cao năng lượng cũng như giá trị dinh dưỡng của thức ăn nên vật nuôi tăng trọng bền vững.

Mật rỉ đường là một sản phẩm giàu dinh dưỡng với giá trung bình không cao. Nên sẽ tiết kiệm chi phí nhiều trong vấn đề thực phẩm chăn nuôi cho gia súc.

Thời gian dự trữ thức ăn cho trâu bò cũng kéo dài hơn. Nhất là vào những mùa khô thường thiếu thức ăn cho gia súc.

Cách cho trâu bò ăn rơm ủ mật rỉ đường chuẩn xác

Mỗi ngày gia súc ăn được trong khoảng 10kg rơm ủ. Lúc ban đầu, mùi rơm hơi nồng nên trâu, bò sẽ không thích ăn nhiều. Người chăn nuôi cần trộn rơm khô rồi rưới nước lên. Sau đó, lượng rơm cho ăn được tăng dần bằng cách đổ vôi.

Bà con muốn khử bớt mùi vôi nồng cho trâu bò ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn thì trước khi cho chúng ăn, bà con nên trộn rơm với rỉ đường và urê theo tỷ lệ dưới đây:

Rơm 3kg : Mật rỉ đường 0.5kg : Ure 0.1kg

 

Bò thấy ngon miệng khi ăn rơm ủ cùng mật rỉ đường

Bò thấy ngon miệng khi ăn rơm ủ cùng mật rỉ đường

Những cách ủ rơm rạ khác dành cho bà con nông dân

Hướng dẫn ủ rơm khô với nước tro

Tận dụng nước tro đặc (tỷ lệ xút đạt khoảng 2%) mục đích kiềm hóa rơm rạ với tỷ lệ 2.0 - 2.5 lít nước tro để tưới cho 1kg rơm rạ khô. Rơm khô được băm nhỏ ( kích thước 5 - 6cm) cho vào hố hoặc thùng ủ. Trong các lớp ủ có độ dày từ 10 - 15cm. Sử dụng ô doa có pha dung dịch nước tro đã chuẩn bị để tưới đều lên từng lớp rơm rồi để rơm thấm đều nước tro. Sau mỗi lớp thì chú ý tưới thêm nước tro lên rơm rồi nén chặt để tiết kiệm diện tích trong hố ủ và chống bay hơi thất thoát kiềm. Sau khi ủ từ 2 - 3 tuần là trâu, bò có thể ăn được.

Hướng dẫn ủ rơm khô với vỏ dứa

Rơm phơi khô hấp thụ chất dinh dưỡng từ quá trình phân hủy của vỏ dứa. Từ đó, làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng của rơm, khiến rơm mềm hơn. Vật nuôi dễ ăn và ngon miệng ngon nhiều. Giải pháp ủ rơm là cứ một lớp rơm rạ rải một lớp vỏ dứa rồi nén chặt (mỗi lớp rơm hoặc lớp vỏ dứa thường sẽ dày độ 10 - 20cm). Tiếp tục tiến hành như vậy cho đến khi lượng rơm cần ủ đã hết hay hố ủ rơm đã đầy. Sau 10 ngày ủ thì cho gia súc ăn. Bà con nên cho ăn xen kẽ từ trên xuống dưới cho đến khi hết rơm rạ. Khi đóng mở hố ủ phải thực hiện khẩn trương để tránh vi khuẩn, không khí xâm nhập gây thối rữa nguyên liệu ủ bên trong.

 

Hướng dẫn bà con ủ chua cỏ cùng mật rỉ đường

Hướng dẫn bà con ủ chua cỏ cùng mật rỉ đường

Công ty phân phối mật rỉ đường chuẩn chất lượng tại TPHCM

Rỉ mật đường cho bò hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của chúng. Giải pháp ủ rơm còn giải quyết được tình trạng tồn đọng rơm rạ nhiều trên các cánh đồng. Để ủ rơm thật hiệu quả, bà con nên dùng mật rỉ đường có chất lượng tốt. Mật rỉ đường của Công ty Thiên Thảo Hân đặc sánh, có màu óng mà hương thơm nhẹ. Rất phù hợp để ủ rơm rạ cho trâu bò ăn. Mật rỉ đường của chúng tôi cũng thường được khách hàng gửi lời khen vì chất lượng đảm bảo.

Gọi ngay đến Hotline 0965.037.045 của chúng tôi để trải nghiệm dùng mật rỉ đường cho trâu bò sớm nhất!

>> Đặt mua mật rỉ đường:     TẠI ĐÂY

 

Các loại chế phẩm sinh học men vi sinh hiệu quả sử dụng:

SẢN PHẨM XUẤT XỨ QUY CÁCH LINK SP
Nấm Trichoderma Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Men xử lý nước thải EMIC Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam can 20 lít Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam can 5 lít Chi tiết
Đạm cá cô đặc BIO Việt Nam chai 1 lít/can 5 lít Chi tiết
Mật rỉ đường  Việt Nam can 40kg Chi tiết
Chia sẻ:
Copyright © 2021 chephamsinhhocBio | DMCA.com Protection Status
Zalo
Hotline tư vấn: 0965.037.045